- Trang chủ
- > Sách
- > Kỹ năng sống
- > 10 điều tiếc nuối tổng kết từ 1000 người trước khi chết, hãy đọc để tránh vết xe đổ
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
10 điều tiếc nuối tổng kết từ 1000 người trước khi chết, hãy đọc để tránh vết xe đổ
- Tác giả:
- Thể loại: Kỹ năng sống
- Nguồn: Theo mạng thư viện
- Ngày cập nhật: 31/05/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Câu hỏi ấy đã trở thành nỗi trăn trở của một y tá trẻ người Nhật Bản có tên Shuichi Otsu. Sau cùng, Shuichi Otsu đã tổng hợp lại những điều tiếc nuối nhất trước phút lâm chung của hơn 1000 bệnh nhân từng được cô chăm sóc.
Liệu bạn có đang gặp phải một trong những điều ấy? Vì cuộc sống quá ngắn ngủi, nên đừng để những điều lỡ dở lúc sinh thời trở thành nỗi ám ảnh của bạn ngay cả khi đã buông tay trần thế.
1. Điều nuối tiếc thứ nhất: Không làm việc mình yêu thích
"Cuộc đời này quá ngắn ngủi!" – Đó chính là lời cảm thán mà người ta hay nói nhất vào những phút cuối cùng của đời mình.
Trên đường đời có rất nhiều ngã rẽ, mà cuộc sống lại quá ngắn ngủ. Vì vậy, đừng ngần ngại tìm lối đi cho riêng mình, cũng đừng vì quan điểm của người khác mà ép bản thân phải đi lại con đường của họ.
Muốn yêu ai, hãy lấy hết can đảm theo đuổi người đó; muốn học chuyên ngành gì, đừng ngần ngại viết tên ngành đó lên giấy đăng ký nguyện vọng; muốn đi tới một chân trời mới, đừng lo sợ trước những rào cản về địa lý, văn hóa, kinh tế…
Cuộc đời giống như một chuyến du dành, bạn đã và đang tham gia vào chuyến hành trình ấy, không đi tới tận cùng chẳng phải là điều rất đáng tiếc hay sao?
2. Điều tiếc nuối thứ hai: Chưa thực hiện ước mơ của mình
Trải qua một đoạn đường dài mấy mươi năm, lúc quay đầu nhìn lại, không ít người mới nhận ra rằng bản thân còn quá nhiều khao khát, lý tưởng dang dở.
"Thực ra, điều hối hận nhất không phải là chưa thực hiện được giấc mơ, mà là trách bản thân mình đã không dùng toàn bộ sức lực để thực hiện giấc mơ ấy."
Một giấc mơ, một khát vọng, một lý tưởng hoàn toàn không có giới hạn về thời gian. Nhưng nếu không được thực hiện, chúng sẽ chỉ trở thành những điều hư vô tồn tại trong hồi ức.
Muốn biến mơ ước thành sự thật, đừng ngần ngại đặt cho nó một giới hạn về thời gian và vận dụng tất cả nỗ lực của bản thân. Ngay cả khi giấc mơ ấy không thể thành hiện thực, ta cũng sẽ không tiếc nuối vì bản thân đã cố gắng hết sức.
3. Điều tiếc nuối thứ ba: Cả đời cắn rứt vì sai lầm
Suy cho cùng, con người cũng không phải thánh nhân, liệu có ai chưa từng làm điều lầm lỗi. Bởi vậy, nào có ai từng sống cả đời mà chưa từng phạm phải một sai lầm nào.
Dẫu có là đệ tử nhà Phật, luôn mang trong mình tâm niệm không sát sinh, nhưng đi trên đường cũng khó tránh được việc giẫm phải một con kiến.
Nếu vì sinh tồn mà làm "việc xấu", hơn nữa việc đó chưa tổn hại tới nguyên tắc làm người thì lỗi lầm ấy ít nhiều có thể tha thứ, thông cảm.
Vì vậy, thay vì sống trong mặc cảm tội lỗi mỗi khi hành động sai trái, chi bằng tìm cách chuộc lỗi, thành khẩn thay đổi bản thân để không tái phạm, sau đó tiếp tục hướng về một tương lai tương sáng, đó chẳng phải là điều tốt hay sao?
4. Điều nuối tiếc thứ tư: Chưa tận tâm tận lực giúp đỡ người khác
Sự vô tâm bắt nguồn từ sự lạnh lùng cố hữu trong tâm can hoặc tâm lý sợ hãi đang tồn tại trong không ít người. Vì thế, họ thậm chí "không dám" làm người lương thiện.
Kỳ thực, người lương thiện ngay cả lúc bị thiệt cũng rất ít khi cảm thấy hối hận. Bởi việc sống và hành động đúng với lòng mình mang lại cho họ sự thanh thản, an tâm. Đó cũng là "món quà" mà sự lương thiện trả ơn cho những con người ấy.
Không phải cứ vô tâm, tìm cách lánh đời là sẽ có được bình yên. Sự an yên thực sự chỉ tồn tại khi bạn làm đúng với lương tâm, khi con tim và hành động của bạn trở thành "người lương thiện".
5. Điều tiếc nuối thứ năm: Tin tưởng bản thân thái quá
Hiếm có ai chưa từng trải qua những giây phút tự mãn, kiêu căng, tự cho mình là nhất và tin rằng bản thân sẽ không bao giờ hối hận về điều mình làm.
Sự tự phụ nhìn qua có vẻ rất giống với tự tin, nhưng kỳ thực đó lại là "biến thể" của tự tin ở một mức độ thái quá và mù quáng.
Trong cuộc đời, luôn có vô số người giỏi hơn ta, suy nghĩ cẩn trọng hơn ta, hành động tốt hơn ta ở nhiều lĩnh vực khác. Nghe nhiều thêm một câu, nghĩ nhiều thêm một giây, thu mình lại thêm một chút sẽ giúp bạn tránh được nhiều nguy cơ thất bại.
6. Điều tiếc nuối thứ bảy: Dành hầu hết thời gian cho công việc
Không biết từ bao giờ, tiền tài, của cải, danh vọng, sự nghiệp đã trở thành guồng quay chi phối cuộc sống của chúng ta, thậm chí còn biến thành những "thước đo" của thành công, hạnh phúc.
Bởi vậy, có không ít người đang "đốt" thanh xuân của mình bằng cách vùi đầu vào công việc. Vì đổ dồn quá nhiều thời gian vào công việc, họ thậm chí không thể yên ổn ăn một bữa cơm ngon, không thể thanh thản đi một chuyến nghỉ dưỡng, càng không thể chăm lo tốt cho bản thân, gia đình.
Đường đời vốn đã ngắn ngủi, nếu cứ sống vội, sống gấp, sống vì vật chất, vậy đó có thực sự là "cuộc sống" hay chỉ là những "cuộc đua" vô nghĩa?
Hãy bớt chút thời gian để lắng lại, nhìn ngắm thiên nhiên, cảm nhận sự thay đổi của thời tiết, lắng nghe tiếng gọi của nghệ thuật, học cách yêu chính bản thân mình. Đó mà là những việc bạn nên làm khi thanh xuân còn đang tươi thắm.
7. Điều tiếc nuối thứ sáu: Chưa kịp về thăm quê
Quê hương là nơi "chôn rau cắt rốn" mà cả đời ta cũng không thể quên. Trong tâm trí của mỗi con người, chốn quê nhà chính là nơi an bình nhất để dừng chân trong thế giới đầy bão tố này.Có không ít người vẫn thường tự nhủ "khi về hưu nhất định sẽ về quê".
Nhưng năm tháng trôi qua, bản thân họ bị ràng buộc bởi quá nhiều điều, khát vọng đơn giản ấy hoặc là bị lãng quên, hoặc là không thể thực hiện được, để rồi sau đó, cuộc hồi hương của họ lại chỉ là sự "trùng phùng" của một hũ tro tàn với tấc đất quê nhà.
Vì vậy, bất kể bạn là ai, bất kể bạn đi xa tới đâu, nếu còn có thể, hãy cố gắng về thăm quê mình. Mỗi năm ít nhất một lần, bạn nên để cho bản thân được nghe lại tiếng quê, ăn những đặc sản quê nhà.
Mảnh đất thân thương ấy là nơi bạn không thể dứt bỏ, cũng là nơi linh hồn bạn thuộc về.
8. Điều tiếc nuối thứ tám: Chưa gặp được người mình muốn gặp
Có quá nhiều người đi qua cuộc đời chúng ta, cũng có không ít người để lại cho ta những lưu luyến trở thành nỗi tiếc nuối.
Đó có thể là một người giáo viên bạn ngưỡng mộ từ thời tiểu học, là mối tình đầu đầy trong sáng, vấn vương, là người bạn thân đã lâu chưa nối lại liên hệ…
Hãy nhớ rằng, sinh mệnh con người không phải là vĩnh viễn, nhất là những người lớn tuổi hơn bạn. Vì vậy, dù bận bịu đến đâu, dù đi xa tới nơi nào, hãy gặp họ, thổ lộ cho họ những điều chưa nói khi cả hai còn có thể.
9. Điều tiếc nuối thứ chín: Chưa nói lời cảm ơn với người mình yêu thương
Có một thực tế không thể phủ nhận rằng chúng ta thường giữ lễ với người ngoài, nhưng lại quá xuề xòa với người thân.
Vận dụng tốt ngôn ngữ là một môn học quan trọng trong giao tiếp giữa người với người mà không hề phân biệt thân – sơ.
Do đó, dù có là người thân thiết với bạn đến đâu, hãy đừng ngại ngùng hay xấu hổ khi dành cho họ những lời "cảm ơn", "xin lỗi" hay những từ ngữ yêu thương. Đó mới là cách tốt nhất để duy trì tình cảm, tình thân.
10. Điều nuối tiếc thứ 10: Không lưu lại bất cứ điều gì chứng minh sự tồn tại của bản thân
Nhiều người vẫn tâm niệm, chỉ cần để lại nhà cửa, tài sản thì đã có thể chứng minh sự tồn tại của bản thân rồi.
Nếu sự tồn tại của con người chỉ được đánh dấu đơn giản như vậy, hà cớ gì cổ nhân phải phấn đấu cả đời chỉ vì muốn "lưu danh sử sách"?
Đã được sinh ra và tồn tại giữa dòng đời, vậy tại sao không nỗ lực để lưu lại dấu ấn của mình cho những thế hệ sau?
Dù bạn là ai, đang làm nghề gì, đừng ngại ngùng ghi dấu thành tựu của bản thân trên lĩnh vực đó. Sau tất cả, phấn đấu không ngừng nghỉ để khẳng định bản thân mới là cuộc sống thực sự có ý nghĩa.