- Trang chủ
- > Sách
- > Kỹ năng mềm
- > 10 thói quen cần có của một nhà quản lý thành công
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
10 thói quen cần có của một nhà quản lý thành công
- Tác giả:
- Thể loại: Kỹ năng mềm
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 01/01/1970
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Không chỉ đơn giản là yêu cầu nhân viên làm những điều mình muốn hay hướng dẫn nhân viên làm việc sao cho hiệu quả, các nhà quản lý cần rèn giũa những kỹ năng và thói quen chuyên biệt giúp mình trở thành một nhà quản lý thành công.
1. Sử dụng apps để quản lý công việc
Có vô số app giúp các nhà quản lý điều hành công việc và quản lý nhân viên hiệu quả, từ các app thông tin có các mẹo và bài học hay cho các nhà quản lý, đến các apps giúp quản lý thời gian và theo dõi công việc… Trong số này bạn có thể thử các apps như Zip Schedules, Droptask, Basecamp, Toggl… Những apps như thế này sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn và giúp cân bằng công việc – đời sống của bạn.
2. Tuyên dương nhân viên với cấp trên
Khi nhân viên hoàn thành công việc hoặc một dự án thành công, hãy tuyên dương họ với tất cả mọi người, đừng chỉ báo cáo với sếp như thể dự án này chính nhờ có sự lãnh đạo tài ba của bạn mà mới hoàn thành. Điều này sẽ khiến nhân viên nản lòng và họ sẽ không còn muốn phải bỏ ra nhiều nỗ lực và tâm huyết để làm việc nữa. Nếu nhân viên thất bại hay không thể hoàn thành tốt dự án của họ, đừng giả vờ như bạn chẳng biết hay liên quan gì đến sự thất bại đó mà hãy cùng cả team nhận trách nhiệm cho sự thất bại này.
3. Không ra lệnh, chỉ hợp tác
Nếu bạn ra lệnh cho nhân viên phải làm này làm kia, cái mà bạn nhận lại chỉ là những gì bạn ra lệnh và bạn muốn, nhân viên sẽ chỉ làm việc cho xong. Thay vì vậy, hãy nói với họ những lý do vì sao họ lại phải làm công việc đó, vì sao công việc đó lại quan trọng và cho họ có quyền ra những quyết định quan trọng trong dự án.
4. Quản lý con người chứ không quản lý con số
Bản báo cáo không thể cho bạn tất cả câu trả lời mà bạn muốn có, bạn phải thường xuyên làm việc với nhân viên của mình, đừng chỉ bảo họ gửi báo cáo cho bạn kết quả công việc và đừng để họ phải “ăn không ngon ngủ không yên” vì những con số đẹp đẽ mà bạn muốn thấy. Hãy thường xuyên trao đổi, động viên, quan tâm họ thay vì chỉ làm việc với họ qua những bản báo cáo và con số.
5. Ngừng theo dõi
Thật tình bạn không cần phải kiểm soát hành vi của nhân viên cũng không cần phải theo dõi sát sao họ đang làm gì, có đang làm việc hay lại đang chat chit và Facebook. Điều này không giúp nhân viên hoàn thành công việc tốt hơn tí nào mà chỉ khiến họ cảm thấy mệt mỏi và phiền hà vì bị theo dõi. Hãy để nhân viên thoải mái, tự do và họ tự khắc sẽ làm việc hiệu quả thôi.
6. Kích thích sự tranh đua một cách thông minh
Một chút tranh đua trong team sẽ khiến mọi người không ngừng cố gắng và cải thiện hiệu quả công việc, tuy nhiên nếu không khéo thì sự tranh đua này dễ dẫn đến việc mọi người sẽ bắt đầu so sánh mình với các đồng nghiệp khác, tệ hơn là không sẵn lòng hợp tác nhiệt tình cùng mọi người trong các dự án không phải của mình, từ đó không khí làm việc sẽ căng thẳng và mọi người sẽ không còn vui vẻ khi đến công sở. Thay vì kích thích sự ganh đua trong team, bạn nên kêu gọi mọi người cùng hợp tác để đạt kết quả tốt hơn các team khác.
7. Không tỏ ra mình biết tất cả mọi thứ
Nhiều nhà quản lý luôn cố tỏ ra mình giỏi và biết rõ mọi điều trước mặt nhân viên. Thế nhưng, trong nhiều trường hợp, nhân viên có thể có nhiều hiểu biết và kinh nghiệm hơn bạn trong một vài khía cạnh của công việc. Vì thế, hãy tập lắng nghe và học hỏi từ nhân viên của mình, bạn sẽ ngạc nhiên khi biết họ thông minh đến thế nào đấy.
8. Truyền đạt rõ ràng những gì bạn cần
Nhiều nhà quản lý luôn mong chờ nhân viên của mình hiểu mình và biết được mình muốn gì, cần gì. Thực tế nào, nhân viên của bạn không có “siêu năng lực” đó đâu, bạn cần nói với nhân viên của mình rõ ràng những gì bạn muốn và mong đợi, nếu có điều gì họ cần biết để cải thiện công việc, bạn nên trò chuyện thẳng thắn cùng họ.
9. Đào tạo nhân viên mỗi ngày
Các nhân viên luôn muốn học hỏi kinh nghiệm và tìm ra cách làm việc nhanh hơn và đó chính là những gì họ mong chờ quản lý của mình có thể hướng dẫn và chỉ bảo cho họ. Hãy đảm bảo rằng bạn hướng dẫn, chỉ bảo và góp ý với họ mỗi ngày, dành thời gian và năng lượng của bạn vào việc phát triển nhân viên. Bạn càng đào tạo, chất lượng công việc của nhân viên sẽ ngày càng tăng.
10. Luôn có trách nhiệm về những quyết định của mình
Nhà quản lý là những người phải ra quyết định và chịu trách nhiệm cho từng quyết định của mình. Đừng tỏ ra úp mở với nhân viên về những gì bạn đang làm, hãy cho họ biết bạn đang làm gì, hành động gì trong từng dự án để đạt được mục tiêu chung cho cả team.