• Trang chủ
  • > Sách
  • > Kinh doanh
  • > 20 cách đối nhân xử thế sẽ hữu ích với bạn
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
20 cách đối nhân xử thế sẽ hữu ích với bạn

20 cách đối nhân xử thế sẽ hữu ích với bạn

  • Tác giả:
  • Thể loại: Kinh doanh
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 01/01/1970
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Bạn có muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi không? Có muốn thành công trong sự nghiệp không? Lời khuyên là: kỹ năng giữa cá nhân với cá nhân của bạn là cực kỳ quan trọng. Kỹ năng này có thể lập ra hay phá vỡ khả năng hoàn thành công việc của bạn tại nơi làm việc, ở nhà, trong nhà thờ, hàng xóm xung quanh và ở mọi nơi.

Dưới đây không phải là một danh sách đầy đủ, tất nhiên bạn có thể thêm vào nhưng hy vọng đó là danh sách những lời khuyên hữu ích để bạn có thể hoàn thiện kỹ năng đối nhân xử thế của mình. 
 

1. Đừng phàn nàn 

 
Người ta nói (mà chính xác là như vậy) rằng chúng ta không nên lo lắng về những lời phàn nàn. 80% người ta sẽ không quan tâm và 20% còn lại nghĩ bạn xứng đáng với những gì bạn đạt được! Nhưng nếu bạn thích kinh thánh hơn những lời châm biếm (đúng, tôi biết đó không phải là lời nói mà là một bài thơ có vần có điệu nhịp nhàng), hãy xem xét lời khuyên của Apostle Paul đối với người Philippin: "Hãy làm mọi thứ mà không than vãn hay tranh cãi". 
 
Điều đó không đưa bạn đi xa đâu vì mọi người có khuynh hướng phản ứng tiêu cực đối với những lời nói cay độc.Thay vì như vậy, hãy đưa ra giải pháp ngầm khi bạn nhận ra vấn đề, hoặc là không nói gì cả. 
 

2. Cười thật nhiều 

 
Hãy xem khuôn mặt bạn qua gương. Khuôn mặt bạn thường thể hiện câu trả lời "có" hay "không"? Cách thể hiện của bạn có nói với cả thế giới rằng hãy để bạn yên hay bạn là người thân thiện và dễ gần không? Sau tất cả, kết quả tinh thần là niềm vui sướng. 
 
Hãy thử điều này, trước hết là cho hôm nay. Tôi nói nghiêm túc đấy-trải nghiệm điều này đi. Hãy tự làm cho mình cười ngay cả khi bạn không thích. Hãy cười suốt ngày và sau đó xem phản ứng của mọi người đối với bạn như thế nào, bạn sẽ thấy bất ngờ thú vị đấy (và họ cũng có thể cảm thấy như vậy!). 
 

3. Hãy lắng nghe thật sự và chân tình 

 
Khi còn đi học, ông tôi thường nói với tôi (bằng chất giọng Ý): "Con lắng nghe nhưng không chú ý!". Ông luôn đúng. Tôi có thể lặp lại như vẹt những gì nghe được, nhưng tôi không thực sự tiếp thu nó hay ít nhiều tuân thủ nó. 
 
Nỗ lực thật sự lắng nghe những điều người khác nói. Tập trung vào điều bạn muốn trả lời hơn là để đầu óc nghĩ về điều gì đó thú. Sau đó, nếu có sự bất dồng ý kiến hay hiểu lầm thì hãy giải thích điều đó với người đang trò chuyện cùng bạn. Hãy kiên nhẫn và tóm tắt ngắn gọn ý kiến, quan điểm hay những lời nói không mạch lạc của anh ta để làm lời mở đầu cho câu trả lời của bạn. Người đó sẽ hiểu bạn đang lắng nghe anh ta. Khi ấy anh ta cũng sẽ lắng nghe bạn hơn. 
 
Bạn luôn nhớ: "What you give is what you get" (bạn sẽ nhận được những gì mà bạn cho đi). Cuộc trò chuyện sẽ tốt hơn và đảm bảo nếu cả bạn và người đối diện đều cùng nhau lắng nghe. Mối quan hệ cũng sẽ tốt như vậy, và bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng bị thu hút xung quanh bằng tai vì bạn nghe nhưng không chú ý. 
 

4. Hãy khiến họ nghĩ họ quan trọng 

 
Thiếu quả quyết và tôn trọng có thể đang ảnh hưởng đến những cân đối trong xã hội vị kỷ của chúng ta. Ở nhà, tại nơi làm việc và ở mọi nơi, người ta có vẻ đang thích nghe nói họ quan trọng và xứng đáng. Vì vậy hãy làm cho họ vui. Hãy để họ biết bạn nghĩ rằng họ đang chịu khó làm việc thật sự, họ đang làm một việc vĩ đại-họ đang đóng góp, họ là ai và những gì họ làm có giá trị thật sự. Hãy thử điều này với người thân trong gia đình, nhân viên, bạn bè của bạn hay bất cứ ai. Hãy là người khuyến khích và quả quyết. 
 

5. Thể hiện lòng biết ơn của bạn 

 
"Lòng biết ơn là anh em với sự quả quyết". Khi ai đó nỗ lực có lợi cho bạn-ngay cả khi đó là điều bạn không mong họ làm-hãy để họ biết rằng bạn đánh giá cao việc họ làm. Hãy tập thói quen thể hiện lòng biết ơn. Mọi người cảm thấy có quyền làm vậy hay không nhưng khi bạn không thể hiện sự biết ơn thì bạn sẽ nhận được sự bực bội và không vừa lòng của họ mà thôi. Ngược lại, khi bạn thể hiện lòng biết ơn, ngay tức thì bạn có thể làm họ vui cả ngày. 
 
Vì vậy hãy cảm ơn người bạn cùng phòng về việc họ đổ rác hay rửa chén hộ bạn, chứ không chỉ vì những điều đặc biệt. Cảm ơn nhân viên vì những nỗ lực của họ, ngay cả khi nỗ lực đó không mang lại kết quả. Cảm ơn người đưa thư đáng tin cậy. Lúc ấy, hãy xem khuôn mặt họ rạng rỡ. Bạn sẽ chẳng mất gì khi cho lòng biết ơn nhưng bạn sẽ nhận được rất nhiều đấy. 
 

6. Hãy nói về sở thích của họ 

 
Thông thường mọi người ai cũng thích nói chuyện về bản thân mình, đó có thể là sự thể hiện "cái tôi" hay đơn giản là thoả mãn nhu cầu "được giải bầu tâm sự". Nhưng hãy thử một lần đừng nói về mình nữa mà thay vào đó là nói về những người xung quanh. Người này có thể là một chị đồng nghiệp lớn tuổi và khó tính. Hãy hỏi thăm công việc và con cái của chị ấy.
 
Khi thấy ai đó đang mặc chiếc áo sơmi có hình Star Trek. Hãy bàn về Star Trek. Nếu chị ấy hưởng ứng thì có phải là bạn đã tạo được một sự thân thiện trong câu chuyện của bạn đó sao? Người ta thích nói về sở thích của mình vì vậy hãy cho họ cơ hội để làm điều đó. Tuy nhiên, nếu không nhận được sự hưởng ứng từ phía chị đồng nghiệp khó tính ấy thì tốt nhất, bạn nên "tiết kiệm" lời. Hãy chọn một thời điểm khác để "tiếp chuyện". Đối với họ, không phải ai cũng dễ dàng trò chuyện. 
 

7. Hãy ghi nhớ từng cái tên 

 
Một vài người có khả năng nhớ tên đến kì lạ. Còn chúng ta tìm những cách sáng tạo để dấu đi sự thật là chúng ta đã quên họ. "Chào bạn… Ồ, xin chào anh bạn thân. Chào mừng bạn đến đây… Được gặp lại mọi người thật tuyệt!". Người ta nói rằng cái tên là từ ngữ ngọt ngào nhất mà người ta muốn nghe, vì vậy hãy làm mọi điều để tên họ nghe ngọt ngào. Thật khó chịu khi ai đó gọi tên mình sai và sẽ bực mình nếu giữa chốn đông người, mình được nhắc đến với cái tên cúng cơm chẳng lấy gì làm … hay ho. 
 

8. Hy sinh vì họ 

 
Những lời nói tốt đẹp có sức mạnh rất lớn nhưng người ta sẽ đánh giá bạn cao dựa vào những gì mà bạn đã hi sinh vì họ. Đó có thể là sự hi sinh thời gian, công sức hay một chút ít tiền bạc. Hãy tập thói quen nhận diện và đáp ứng nhu cầu của người khác. Hãy tốt bụng. Đặt nhu cầu của người khác lên trên nhu cầu của bạn. Hãy để chị đồng nghiệp khó tính bận rộn gửi con ở nhà bạn một buổi chiều và nói rằng bạn sẽ chịu trách nhiệm gửi con lại cho chị ấy. Và khi bạn đến nhà họ, nhớ mang bánh hoặc trái cây cho bữa tối của họ nhé. Khi người mẹ ấy nói lời cảm ơn vì bạn đã đi đường xa đến thăm họ, bạn chỉ cần nói: "Ah, Sẵn đường nên em mua một ít trái cây thôi mà!". Chị ấy sẽ vui vẻ và cảm động lắm. 
 
Chẳng điều gì giúp bạn có được những người bạn thật sự hơn sự hy sinh. Và nếu bạn là người theo phái Phúc Âm giáo, bạn chẳng có quyền gì đòi hỏi người khác lắng nghe những điều quan trọng như niềm tin của bạn. 
 

9. Dùng những câu bông đùa tự làm giảm giá trị 

 
Đừng ngại tự chọc quê mình. Trong một thế giới mọi người luôn nghĩ mình quan trọng thì những câu bông đùa tự làm giảm giá trị của bạn có thể ngay tức thì khiến bạn trở nên thu hút. Hãy tiếp tục làm như vậy. Hãy chế nhạo những khuyết điểm của bạn. Làm giảm giá trị của bạn. Nghịch lý là điều đó có thể nâng bạn lên trong mắt người khác. 
 

10. Tập trung vào những điểm tương đồng của bạn 

 
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng: chúng ta rất dễ bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh. Nếu bạn cũng ở đó, chịu đựng nỗi đau của họ, nếu bạn nhìn, nói chuyện và ăn mặc như họ, có thể họ sẽ thích bạn hơn. Họ sẽ lắng nghe bạn nhiều hơn. Họ sẽ tin cậy bạn hơn. 
 
Vì vậy hãy tập trung vào điểm tương đồng bạn có. Ngay cả khi bạn có một chút gì đó giống bạn đồng nghiệp, hãy tập trung 100% câu chuyện của bạn vào điểm tương đồng đó nếu có thể. 
 

11. Tạo " Sự thư giãn thân mật " 

 
Điều này không đơn thuần liên quan đến việc mời khách ngồi vào ghế bành hay mời họ 1 ly trà nóng mà nó liên quan nhiều đến việc tạo ra một không gian mà mọi người được nghỉ ngơi và cảm thấy thoải mái khi trò chuyện cùng bạn. Bạn làm điều đó như thế nào? Phần lớn mọi người thực hiện bằng cách kết hợp những điều được liệt kê ở trên. Hãy mỉm cười, khen họ, tập trung vào những yêu cầu của họ và thật sự quan tâm đến họ. Hãy khéo léo khi nói về những đề tài gây tranh cãi, tránh đề cập trực tiếp. Và cho họ thấy bạn đang chú ý đến họ bằng cách luôn nhìn họ, gật đầu khi bạn hiểu điều họ nói và ngồi đối diện họ hơn là ngồi lệch về một góc. Hãy đối xử với họ chân thật và cảm thông-thậm chí là yêu mến họ-và bạn sẽ đạt được điều tương tự. 
 

12. Hãy nói về lỗi của chính mình trước khi đề cập đến lỗi của người khác 

 
Bạn có thể là người luôn đòi hỏi sự hoàn hảo nhưng bạn lại không hoàn hảo. Nếu bạn muốn ai đó lắng nghe bạn nói về những lỗi lầm họ đã gây ra thì hãy bắt đầu bằng lỗi lầm của chính mình. Hãy tin tôi, chắc chắn họ sẽ lắng nghe! Làm như vậy, bạn đã giúp họ thấy an toàn hơn để chấp nhận lỗi lầm. 
 

13. Đừng cho rằng bạn đúng 

 
Giả định này làm lệch hướng cuộc trò chuyện, gây ra xung đột và dập tắt những ý tưởng sáng tạo hơn bất cứ điều gì khác. Không phải lúc nào bạn cũng đúng. Điều này rất dễ hiểu. Tuy nhiên đối với mỗi con người chúng ta, điều này hơi khó chấp nhận trong một cuộc nói chuyện hay thảo luận. 
 
Khi người ta cho rằng mình đúng và người bất đồng ý kiến với họ là sai, họ đã đánh mất cơ hội học hỏi từ người đó và nảy sinh giải pháp cùng thắng. Hơn nữa, dường như họ quá bảo vệ quan điểm của mình. Điều đó thật cố chấp, ấu trĩ và kiêu căng. Chúng ta nên khiêm tốn chấp nhận rằng tôi không biết mọi câu trả lời và ai đó có thể có điểm đúng-ngay cả là người đang chỉ trích tôi. 
 
Khi bạn gặp vấn đề tương tự thì có một phương pháp dành cho bạn là hãy thay đổi suy nghĩ của mình-xem cuộc đối thoại như một "buổi trò chuyện để học hỏi" hơn là một cuộc chiến, biến cuộc trò chuyện thành cơ hội học tập. Học hỏi những gì có thể được từ người khác. Có thể đồng nghiệp có những thông tin mà bạn không hề có. Chúng ta có được những ý tưởng hay và các mối quan hệ tốt hơn một khi chúng ta phát triển trí óc bằng cách đưa quan điểm của mình vào cuộc trò chuyện. 
 

14. Xin lỗi 

 
Chỉ cần nói như vậy rồi tiếp tục trò chuyện. Điều đó sẽ không giết chết bạn đâu. Có thể bạn nợ ai đó một lời xin lỗi. Hãy lặp lại theo tôi: "Tôi... sai... rồi. Tôi... xin lỗi.", hãy thêm vào câu "Hãy bỏ qua cho tôi nhé" và bạn sẽ thật sự được tha thứ. Tuy nhiên nên cẩn thận. Được tha thứ nhanh chóng có thể khiến bạn mỉm cười. Và bạn sẽ trông giống như người đang trò chuyện với chính mình. 
 

15. Không bao giờ nói chuyện phiếm 

 
Thậm chí nhiều người không nhận ra mình đang làm điều này nên gây chú ý bằng cách làm mất danh tiếng ai đó. Như vậy đơn giản là bạn đang tám chuyện. Nếu điều bạn sắp nói ra làm giảm danh tiếng ai đó ngoài cuộc thì trước hết hãy nghĩ tại sao bạn lại nói điều đó. Sau đó, ở mọi tình huống, hãy ngưng nói ngay. Bạn nên nhớ một nguyên tắc: hạ thấp người khác, điều đó cũng chẳng tôn vinh bạn lên đâu. 
 

16. Đừng ngắt lời người khác và cũng không bao giờ cắt đứt suy nghĩ của họ 

 
Hành động đó làm nhiều người tức giận. Nếu bạn gặp vấn đề này thì hãy đọc lại bài thực hành 3 (lắng nghe thật sự). Sau đó, tạo ra bề ngoài mới cho chính mình nói lên rằng " Im lặng và lắng nghe đi!" 
 

17. Không bao giờ nói "Bạn sai rồi" 

 
Hãy nghĩ bạn cảm thấy thế nào khi lần cuối cùng ai đó nói với bạn chính xác những từ này. Nói như vậy có giúp giải quyết hay chỉ làm tăng thêm khó khăn? Những từ này hiếm khi thuyết phục vì vậy bạn đừng nên dùng nó. Và xin đừng cho rằng tôi sai về mặt này. 
 

18. Đừng trò chuyện khi đang giận 

 
Đôi khi điều này khó tránh nhưng thường thì không như vậy. Lúc giận, hầu hết chúng ta khó có thể làm rõ được quan điểm của mình. Và vì không truyền đạt được ý mình có khi chúng ta còn tức giận hơn làm tăng thêm khó khăn. Hãy bỏ qua và đếm đến 30. Vâng, đòi hỏi này là sáo rỗng nhưng tôi sẽ nói: nó hoạt động rồi đấy. 
 
Một hệ quả tất yếu nữa khi bàn về đề tài này: Đừng bao giờ gởi thư khi ban đang giận điên lên được. Cùng qui luật nhưng khác tình huống. Nếu bạn gởi thư thì lời châm biếm của bạn sẽ được ghi nhớ suốt đời. Hãy nói không với những lá thư giận dữ. 
 

19. Hãy tự kiểm tra thói quen 

 
Tôi có dùng những kỹ năng này hàng ngày không? Tôi có thể trau dồi chúng ở đâu? Kỹ năng nào hoạt động, kỹ năng nào không? Cũng như bất cứ quá trình tự trau dồi nào, bạn cần thường xuyên ghi nhận việc bạn trau dồi như thế nào. Hãy suy nghĩ lại về cách bạn đối xử với người khác và tìm cách cải thiện những điểm yếu. 
 

20. Tập luyện những bài thực hành này 

 
Kỹ năng đối nhân xử thế giống như các kỹ năng khác. Càng sử dụng nhiều bạn càng thông thạo. Sẽ không có con đường tắt đâu bạn à, chỉ có tập luyện con người mới trở nên hoàn hảo 
 
Bạn nên đọc
Quảng cáo