- Trang chủ
- > Sách
- > Cuộc sống
- > 3 bằng chứng khoa học cho thấy dậy sớm chưa hẳn đã tốt cho bạn
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
3 bằng chứng khoa học cho thấy dậy sớm chưa hẳn đã tốt cho bạn
- Tác giả:
- Thể loại: Cuộc sống
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 01/01/1970
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Chúng ta thường nghĩ rằng việc dậy sớm sẽ khiến cho đầu óc minh mẫn, làm việc gì cũng tốt, năng suất tăng cao, sức khỏe lại được duy trì. Thế nhưng thực tế không phải lúc nào điều này cũng đúng.
Sau đây là những lý do khiến bạn không cần phải cố gắng dậy sớm vào lúc 5 giờ sáng nữa.
1. Tậm trạng kém vui
Những người thành đạt có xu hướng dậy thật sớm để bắt đầu công việc. Và điều này khiến cho nhiều người tin rằng chìa khóa của việc thành công là phải dậy sớm.
Nhưng theo nhà thần kinh học người Anh Russell Foster, thì không có một nghiên cứu nào chứng minh dậy sớm giúp tăng năng suất làm việc cả. Điều này đồng nghĩa với việc chẳng có mối liên hệ nào giữa sự giàu sang về kinh tế và chuyện phải dậy thật sớm cả.
Tất nhiên, việc dậy sớm cũng có những mặt tốt nhất định, vì ít nhất bạn có thêm một khoảng thời gian để làm việc. Nhưng trong một cuộc điều tra mới đây, một trong những thứ khiến con người hạnh phúc nhất là đi ngủ đủ giấc.
Vậy nên nếu chẳng may thức quá muộn, bạn có thể dậy muộn một chút để ngủ cho đủ số giờ cần thiết, có vậy mới vui vẻ mà làm việc hiệu quả được.
2. Đi ngược với bản chất sinh học con người
Theo bác sĩ người Mỹ Michael Breus, cơ thể con người được "lập trình" để hoàn thành tốt các chức năng nhất định ở các mốc giờ nhất định trong ngày.
Mốc thời gian này sẽ khác biệt với từng người. Trong cuốn "The Power of When" do chính Breus biên soạn, ông phân loại con người vào 4 nhóm: cá heo, sư tử, gấu và sói.
Trong đó, sư tử là những người có thể dậy rất sớm, vào lúc bình minh ló dạng. Gấu là những người có chu kì thức ngủ bình thường, nghĩa là ngủ vào ban đêm và tỉnh táo vào ban ngày, nhưng dậy không sớm.
Cá heo là nhóm ngủ rất ít. Trong tự nhiên, cá heo chỉ ngủ bằng một bán cầu não, bán cầu còn lại vẫn tỉnh để điều khiển cơ thể.
Sói là động vật về đêm. Thế nên những người "sói" có thể thức rất khuya và làm việc cực tốt vào khoảng thời gian này.
Bạn là Sư tử, hay là Sói?
Các đặc điểm sinh học của cơ thể quy định khoảng thời gian làm việc hiệu quả nhất trong ngày. Và phần lớn mọi người không được "lập trình" để làm việc tốt vào lúc 5 giờ sáng.
Nếu như bạn không phải là Sư tử, thì cũng không nên thúc ép bản thân làm gì. Nếu cố quá, thì cùng lắm cũng chỉ "lê lết" được một khoảng thời gian ngắn mà thôi.
3. Làm việc kém hiệu quả
Thức dậy sớm một cách bất thường có thể gây mất ngủ. Mất ngủ thì làm cho cơ thể mệt mỏi, mà như vậy thì đương nhiên làm việc kém hiệu quả rồi.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thiếu ngủ có thể gây ra những phản ứng tiêu cực, giống như khi con người bị trúng độc. Trên thực tế, một nghiên cứu từ Úc và New Zealand đã chỉ ra rằng, sau 17 – 19 giờ hoạt động không nghỉ ngơi, năng suất làm việc có thể tệ hơn một người đang có nồng độ cồn trong máu là 0,05%.
Dành cho những người chưa biết, chỉ cần đạt nồng độ cồn trong máu (BAC) 0,08% là đủ để một người vào tù tại một số tiểu bang ở Mỹ rồi. Ngoài ra, phản xạ của người thiếu ngủ thậm chí còn thấp hơn so với các bợm nhậu cơ.
Tóm lại, có những người sinh ra là để dậy sớm, nhưng một phần không nhỏ không có đặc điểm này. Chống lại giấc ngủ là chống lại quy luật của tự nhiên, và về lâu dài có thể gây tác động tiêu cực lên chu kỳ ngủ sinh học, làm bạn kém vui mà không giúp tạo ra bất cứ thứ gì có giá trị cả.
Thôi thì cứ ... ngủ tiếp vậy.
Việc dậy sớm hay muộn là phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người và hãy đảm bảo rằng, bạn ngủ đủ giấc nhé!