- Trang chủ
- > Sách
- > Kỹ năng mềm
- > 3 nỗi sợ khiến bạn bỏ lỡ thành công
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
3 nỗi sợ khiến bạn bỏ lỡ thành công
- Tác giả:
- Thể loại: Kỹ năng mềm
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 01/01/1970
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Bạn nên biết sợ những thứ mơ hồ và không rõ ràng. Thành công bạn có được là trái chín của công việc và nỗ lực. Hãy xây dựng thành công theo cách bạn muốn.
Sợ thành công
Một điều khá ngạc nhiên về mọi người đạt được thành công mà ít người biết đến là họ ít sợ hãi trước thất bại hơn là thành công. Có những người chủ động dừng lại bởi sợ rằng kể cả khi đạt được mục tiêu, họ cũng không cảm thấy hài lòng và hạnh phúc. Có những người khác không tin rằng họ xứng đáng đạt được hạnh phúc hay thành công. Cũng có những người sợ mình sẽ thay đổi khi thành công và bị kẻ khác đố kỵ. Và có cả những người tin rằng họ sẽ không bao giờ tiến bộ trong lĩnh vực vốn đã có quá nhiều người tài giỏi.
Một số người khác lại sợ bị mất tự do khi chạm đến thành công. Một số lo lắng sẽ bị quá tải trong công việc, mất tự do và cân bằng trong cuộc sống. Một vài người lại sợ sẽ bị áp lực (stress) và ảnh hưởng đến sức khỏe, trong khi một số khác sợ mất bạn bè, gia đình và thế giới mà họ từng biết. Họ sợ cả những điều không xác định được.
Còn các cặp vợ chồng đôi khi sợ rằng cái giá của thành công là việc làm cha mẹ và khiến bạn đời của mình thất vọng. Ngoài ra, họ cũng sợ mất sự tự do được nói ra mọi điều mình nghĩ vì phải trở thành hình mẫu cho con cái.
Thế nhưng thành công là một nhân tố tích cực giúp cải thiện cuộc sống và mọi người không nên nhìn nhận nó là một mối đe dọa. Nếu bạn sợ hãi trước thành công và nếu đó chính là lý do cản trở bạn phát triển, bạn nên định nghĩa lại thế nào là thành công và xác định thời điểm bạn không còn hài lòng với thành công đó nữa. Sự mất kiểm soát sẽ không diễn ra nhanh chóng và nếu bạn lắng nghe bản thân bằng mọi cách, sẽ không có lý do gì cho việc mất kiểm soát xảy ra. Hơn nữa, bạn nên xác định sự khác biệt giữa nỗi sợ một thứ tồn tại thật và gây nguy hiểm với nỗi sợ một thứ vô thực.
Bạn nên biết sợ những thứ mơ hồ và không rõ ràng. Thành công bạn có được là trái chín của công việc và nỗ lực. Hãy xây dựng thành công theo cách bạn muốn.
Sợ thất bại
Nỗi sợ thất bại là một trong những kẻ thù lớn nhất của nhân loại. Trong suốt tiến trình lịch sử, những con người tài năng nhất trên thế giới đã phản bội năng lực của chính mình khi không công bố tài năng của họ và làm vô số người không biết đến và sử dụng tài năng đó.
Nhiều người thành công đều có niềm tin rằng thất bại là một giai đoạn học hỏi và do đó, chừng nào bạn còn học tập và cố gắng, bạn sẽ không bao giờ thất bại. Hơn nữa, hãy học cách sử dụng những kiến thức và kết luận rút ra từ thất bại để củng cố những nỗ lực tiếp theo. Nếu bạn kết hợp nỗ lực với tuy duy sáng tạo, bạn sẽ vượt qua mọi rào cản và biến nó thành thành công.
Họ luôn tìm cách biến bất lợi thành lợi thế. Việc này quả thực không dễ dàng. Nhưng khi bạn tư duy sáng tạo về cách tận dụng hoàn cảnh và thích nghi với hiện thực mới, bạn sẽ thấy hài lòng khi đạt được thành công. Bạn cần biết suy nghĩ khác biệt một cách thành thục. Bởi vậy, càng luyện tập nhiều, bạn càng dễ đạt được kết quả mong muốn và củng cố được cảm giác an toàn của bạn. Bằng cách này, bạn có thể hành động thoải mái với tâm thế rằng mình luôn tìm được cách để sửa chữa và cải thiện mọi sự chệch hướng.
Người ta thường nói, một lý do chính của nỗi sợ thất bại là việc lo rằng bản thân mình không có giá trị hoặc chưa đủ tốt. Cũng có những người không muốn thử sức, sau đó đã thử và thất bại. Theo tôi, những người không dám thử sức đã tự làm mình thất bại ngay từ bước đầu vì không chịu hành động. Hãy cố gắng đừng trở thành những người như vậy và bạn sẽ nhận ra mình có thể thành công.
Thiếu tự tin/ Tự hạ thấp bản thân
Sự tự tin chi phối cách chúng ta suy nghĩ và hành động. Đối với những người thiếu tự tin, đây có thể là một "căn bệnh" nghiêm trọng cản trở họ tiến đến thành công và xây dựng sự nghiệp.
Có hai cách để rút ngắn khoảng cách giữa sự tự tin của bạn và cách mọi người nhìn nhận bạn:
- Nếu bạn chắc chắn rằng mình là người có kiến thức và kỹ năng chuyên môn xuất sắc nhất nhưng mọi người lại không đồng ý, thì bạn phải tìm cách chứng tỏ bản thân để họ thấy rằng bạn xứng đáng được công nhận. Nếu thành công, bạn sẽ trở thành nhà vô địch và thủ lĩnh trong mắt mọi người. Một cách để bạn có thể chứng tỏ bản thân là giới thiệu đến mọi người những thành tựu không thể tranh cãi. Một cách khác là có được bằng chứng xã hội, tức là sự công nhận từ những nhóm người khác. Và cách thứ ba là chuyển đến một nơi không ai biết bạn để khỏi mất thì giờ tranh cãi.
- Nếu bạn không tin vào bản thân nhưng người khác lại coi bạn như một thiên tài hay một người chuyên nghiệp và tài năng, bạn phải tìm cách trở thành người như công chúng kỳ vọng. Nếu bạn tin rằng mình chính là một nhà vô địch hay nhà lãnh đạo, bạn sẽ bắt đầu hành xử tương ứng với vị thế ấy. Cũng chính tại thời điểm này, xây dựng bằng chứng xã hội có thể nâng cao sự tự tin trong bạn. Khi bạn chia sẻ kiến thức một cách rộng rãi, sẽ có nhiều người tìm đến bạn để xin lời khuyên và bạn nên tiếp thu ý nghĩ rằng mọi người đang coi bạn là một nhân vật đặc biệt. Dần dần, bạn cũng sẽ tin vào điều đó và tự đề cao mình hơn.
Một trong những cách hiệu quả nhất để gia tăng sự tự tin là bắt tay vào giúp đỡ trẻ em hoặc những người chỉ cần thông tin ở trình độ cơ bản để phát triển. Sự giúp đỡ cá nhân hay đối với các nhóm nhỏ khi mới bắt đầu thường dễ dàng hơn việc đứng trước đám đông. Ví dụ, nếu bạn có kiến thức toán học và tin rằng xuất bản sách trình độ cao về lĩnh vực này không phải điều đơn giản thì trước hết bạn nên bắt đầu bằng việc dạy toán cho trẻ nhỏ. Dạy về bảng cửu chương sẽ dễ hơn các công thức toán phức tạp, và thành tựu giảng dạy nho nhỏ này làm bạn quen dần với sự thực rằng kiến thức của bạn là cần thiết và hữu ích.