• Trang chủ
  • > Sách
  • > Kinh doanh
  • > 3 tình huống nhà lãnh đạo nên giữ im lặng
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
3 tình huống nhà lãnh đạo nên giữ im lặng

3 tình huống nhà lãnh đạo nên giữ im lặng

  • Tác giả:
  • Thể loại: Kinh doanh
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 01/01/1970
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Làm lãnh đạo luôn là một nhiệm vụ khó khăn và phần khó khăn nhất chính là học cách khi nào nên nói và khi nào nên để người khác nói. Hãy cố gắng tìm kiếm sự cân bằng và đưa ra những quyết định đúng đắn trong sự nghiệp của mình.
Những người lần đầu làm lãnh đạo thường tự mặc định mình là người đưa ra quyết định cuối cùng ngay cả khi bản thân không hề biết câu trả lời. Và điều đó thường dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
 
Từ kinh nghiệm riêng của mình, Aj Agrawal – nhà sáng lập, CEO Alumnify (một công ty cung cấp ứng dụng công nghệ giúp các startup gọi vốn) đã rút ra rằng, một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với một nhà lãnh đạo giỏi là biết thời điểm nên giữ im lặng. Trên trang Inc., CEO này đưa ra 3 tình huống những người làm lãnh đạo nên tránh tham gia:
 

1. Trong những cuộc tranh cãi ngớ ngẩn

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong một ngày, con người chỉ có thể đưa ra một số quyết định hiệu quả. Khi vượt quá con số này, chúng ta nên hạn chế tham gia các cuộc tranh luận, bởi lúc đó khả năng xử lý thông tin của não bộ đang kém đi.
 
Nếu bạn tiếp tục cố gắng, sẽ khiến vấn đề không được suy nghĩ một cách thấu đáo, để cảm xúc lấn át lý trí và làm cho bạn vội vàng đưa ra quyết định cuối cùng.
 
Để ngăn điều này xảy ra, Agrawal khuyên bạn nên biết cách "chọn lọc" tình huống bằng cách tránh xa những cuộc tranh luận ngớ ngẩn hàng ngày của nhân viên, ví dụ như những việc cá nhân xảy ra bên ngoài công ty hoặc việc ai đó chọn điểm ăn trưa tại nơi mà cả phòng đã từng đi. Những vấn đề này, về căn bản, không giúp ích gì cho sự thành công của bạn.
 
Tuy nhiên, trên thực tế, nhân viên lại có xu hướng tìm đến sếp khi họ cần người nào đó thay mình ra quyết định, bất kể chuyện đó nhỏ nhặt đến đâu. 
 
Khi đó, bạn đừng ngại "né" bằng cánh bỏ đi, hoặc nếu được hỏi trực tiếp thì tìm lý do để từ chối. Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng khi mình đi khỏi, vấn đề sẽ được giải quyết một cách không hề phức tạp.
 

2. Khi ai đó cần "trút" bầu tâm sự

Có những cuộc trò chuyện mà đối phương chỉ muốn có người nghe mình nói. Đó có thể về chuyện công việc, về cuộc sống cá nhân hoặc là họ đang cần một người bạn để khoe khoang việc gì đó.
 
Những lúc như vậy, việc bạn nên làm là hãy lắng nghe. Cứ ngồi đó, chăm chú nghe những gì họ nói và để đối phương nói càng nhiều càng tốt.
 
Có rất nhiều nhà lãnh đạo cảm thấy rằng họ cần phải lên tiếng giải quyết vấn đề đó, nhưng đôi khi hành động im lặng và lắng nghe mới là cách giải quyết đúng đắn nhất.
 
Hoặc nếu bạn cảm thấy bắt buộc bản thân phải nói, hãy sử dụng nguyên tắc "5 tại sao". Trước hết, hãy hỏi nguyên nhân xảy ra sự việc và sau đó hỏi thêm 4 câu nữa để biết được "gốc rễ" của vấn đề.
 
Nguyên tắc "hỏi nhiều hơn trả lời" cũng là một cách tốt dùng cho trường hợp này, khi bạn không biết nên trả lời sao cho đúng.
 

3. Khi không biết câu trả lời chính xác

Lời khuyên mà CEO Alumnify đưa ra là "Nếu không biết câu trả lời thì bạn đừng giả vờ như mình đã biết". Theo ông, câu trả lời đúng trong trường hợp này là cứ nói rằng bạn không biết và hãy nhờ một thành viên khác trong nhóm giải quyết giúp.
 
Với những công ty đang trong giai đoạn khởi nghiệp, đây là việc thường xuyên xảy ra. Và đó cũng là lý do tại sao các nhà đầu tư lại xem xét kỹ lưỡng đội ngũ nhân viên trước khi quyết định có nên rót vốn vào công ty start-up hay không. Bởi họ luôn nghĩ tới trường hợp nếu người đứng đầu vắng mặt, liệu các thành viên còn lại có đủ khả năng để giúp sếp của mình đưa ra quyết định đúng đắn hay không.
 
Nếu câu trả lời là không, thì bạn cần phải tìm ra người còn thiếu trong đội ngũ để hỗ trợ mình. Còn nếu bạn là kiểu người luôn tự mình quyết định mọi thứ thì có thể bạn sẽ chẳng thể nào tìm ra vấn đề nằm ở đâu.
Bạn nên đọc
Quảng cáo