- Trang chủ
- > Sách
- > Nuôi dạy con
- > 4 cách giúp các bố mẹ không còn áp lực khi giáo dục con cái
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
4 cách giúp các bố mẹ không còn áp lực khi giáo dục con cái
- Tác giả:
- Thể loại: Nuôi dạy con
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 01/01/1970
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Nuôi dạy con sẽ dễ dàng hơn nếu các bậc phụ huynh không chỉ tập trung vào những mong muốn của mình mà còn quan tâm tới suy nghĩ của con cái.
Dạy con luôn là một thử thách mà không ít các bậc làm cha làm mẹ phải “kêu trời”. Không chỉ bởi kiến thức đôi khi “vượt tầm” mà còn vì họ không biết làm thế nào để con thích và tập trung học. Tuy nhiên, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn nếu bạn nắm được 4 bí kíp dưới đây.
1. Dậy sớm vào buổi sáng
Lên kế hoạch chuẩn bị một bữa sáng thật hấp dẫn để kích thích cả bạn lẫn con sáng mai phải dậy sớm.
Uống nước trước khi đi ngủ sẽ giúp cơ thể được thư giãn và cải thiện các quá trình trao đổi chất.
Điều chỉnh nhiệt độ phòng xuống 16 – 21°C và ngủ với một chiếc chăn ấm. Nhờ vậy, cả bạn và con đều có một giấc ngủ ngon lành để phục hồi đủ năng lượng cho các hoạt động ngày mai.
Đảm bảo phòng ngủ không có ánh sáng chiếu vào, tối hoàn toàn nhằm tăng cường quá trình sản sinh melatonin (một loại hormone được tiết ra bởi tuyến tùng trong não, giúp điều chỉnh các hormone khác và đóng vai trò quan trọng khi chúng ta ở trạng thái ngủ). Nhờ đó, cả gia đình sẽ ngủ ngon hơn và tránh bị thức giấc.
Đặt đồng hồ báo thức thật xa giường ngủ. Khi đó, bạn sẽ phải ra khỏi giường để tắt nó khi chuông báo thức kêu. Cách này đặc biệt hữu ích vào những buổi sáng chủ nhật vì thường bạn sẽ muốn “ngủ nướng” thay vì dậy sớm chơi cùng con đấy.
Tắt hết tất cả các thiết bị di động, máy tính và chỉ dành thời gian bên con cái.
2. Học kiến thức mới, ghi nhớ và đừng quá vội vàng
Nếu muốn con ghi nhớ thông tin một cách tự nhiên mà không cảm thấy “quá tải”, áp lực thì hãy sử dụng phương pháp này: 25 phút học, 5 phút nghỉ. Cứ khi đến lần nghỉ thứ ba thì nghỉ khoảng 20 phút.
Để trẻ đọc to, rõ kiến thức cần nhớ mà không cần phải chú ý đến tốc độ đọc.
Nếu con luôn bị xao nhãng, phân tán thì các mẹ hãy mở nhạc không lời nhẹ nhàng trong suốt thời gian dạy con học.
Với trẻ, việc ghi nhớ một kiến thức mới (các con vật, loại quả…) là điều không hề dễ dàng. Do vậy, hãy chụp ảnh chúng và đặt làm hình nền điện thoại của bạn. Nhờ vậy, khi trẻ cầm điện thoại và nhìn vào hình thì chúng sẽ nhớ lại được thứ mà đã bạn đã dạy.
Cùng con đi bộ 20 phút trước khi bắt đầu học để giúp máu được lưu thông và não bộ hoạt động tốt hơn. Các mẹ cũng nên lưu ý việc đi bộ đưa con đến trường cũng mang lại lợi ích tương tự đấy.
Muốn đọc thứ gì đó nhanh hơn, hãy bảo trẻ chỉ đọc đoạn đầu và đoạn cuối.
Cả mẹ và con có thể ăn bạc hà trước khi bắt đầu việc học. Theo các nhà khoa học, bạc hà giúp cải thiện sự tập trung và kích thích chức năng não bộ hiệu quả.
Đối với các môn học như lịch sử hay sinh học, hãy dạy con qua các bộ phim tài liệu.
3. Chiến lược ghi nhớ
Sử dụng các giấy ghi chú để giúp con ghi nhớ những gì chúng phải làm trong ngày.
Giúp con phân biệt các cuốn vở hoặc sách có bìa giống nhau bằng cách sử dụng nhãn dán hoặc đánh dấu bằng màu sắc.
Tạo hứng thú cho con bằng cách đặt một vài đồ vật xinh xắn, dễ thương có in chữ hay các kiến thức thú vị lên đó.
Giờ “vàng” để dạy con học là từ 6:00 đến 8:30 sáng. Từ 8:30 đến 10:00 sáng, hiệu quả chỉ còn 50% và tốt nhất là đừng bắt con học nhiều vào ban đêm vì hiệu quả chỉ còn 20%.
Giúp con ghi nhớ thời gian diễn ra các sự kiện lịch sử bằng cách sử dụng dòng thời gian và ghi các mốc chính lên đó.
Nếu gặp khó khăn khi cùng con giải một bài toán, hãy sử dụng công cụ Wolframalpha: nhập biểu thức toán học và nhận ngay kết quả. Bạn sẽ thấy bớt áp lực hơn rất nhiều.
4. Dạy con sử dụng Google để tìm kiếm kiến thức như chuyên gia
Sử dụng dấu nháy kép để tìm kiếm một cụm từ cụ thể, chẳng hạn “Con yêu mẹ”.
Sử dụng dấu trừ "-" trước một từ để loại bỏ kết quả có liên quan đến từ đó, chẳng hạn: bánh quy – trứng.
Sử dụng dấu ngã "
" trước một từ để lọc các kết quả liên quan đến từ đó và những từ đồng nghĩa với từ đó, chẳng hạn: đồ chơi
Bạn nên đọc
-
Vì sao các tỷ phú nước ngoài có thể dùng gia tài cả đời làm từ thiện
-
4 thời điểm tuyệt đối không nên phê bình giáo dục trẻ, bố mẹ nào cũng cần nhớ
-
Bí quyết dạy con thành "thiên tài" của người Do Thái
-
5 việc bố mẹ thời hiện đại cần làm ngay cho trẻ
-
9 kỹ năng sống ba mẹ nhất định phải dạy con
Quảng cáo