• Trang chủ
  • > Sách
  • > Kỹ năng sống
  • > 4 cảnh giới đời người khó đạt, nhưng đạt rồi sẽ tự tại an nhiên
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
4 cảnh giới đời người khó đạt, nhưng đạt rồi sẽ tự tại an nhiên

4 cảnh giới đời người khó đạt, nhưng đạt rồi sẽ tự tại an nhiên

  • Tác giả:
  • Thể loại: Kỹ năng sống
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 01/01/1970
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Đời người khó tránh sẽ có lúc gặp phải những chuyện không vừa ý. Nếu chỉ oán trách không ngừng cũng chẳng ích gì, chỉ khiến lòng người càng thêm nặng nề. Lúc này chi bằng bạn hãy tĩnh tâm xuống mà suy ngẫm…

Dưới đây chính là 4 cảnh giới nhân sinh mà đời người khó đắc nhất, nhưng một khi đắc được rồi, cuộc sống sẽ trở nên nhẹ nhàng, thong dong, tự tại.
 

Đau mà không than: Thể hiện sự kiên cường trong nội tâm

 
Đại bàng đau thì cất tiếng kêu thảm thiết, nó sẽ không thể cất cánh giữa bầu trời cao xanh. Thỏ đau thì sẽ dừng lại kêu gào, có khi nó sẽ trở thành một bữa tối ngon lành. Có thể thấy rằng, nếu đau mà than vãn thì sẽ mất đi cơ hội được tôi luyện, quỹ đạo của đời người cũng theo đó mà đổi thay. Khi bị đau tức là cuộc đời đang cung cấp nền tảng thành công cho chúng ta.
 
“Đau mà không than”, nhưng ‘không than’ không phải là không đau, mà là dám đối mặt với nỗi buồn. Muốn làm được “đau mà không than”, chúng ta cần có sự kiên cường để san bằng những khó khăn trở ngại. Chúng ta cần có trí huệ để chống đỡ lại sóng gió trên đường đời. Kỳ thực, đau mà không than chỉ có thể bắt nguồn từ một nội tâm lạc quan, mạnh mẽ: “Sau khi mưa gió qua đi, ánh cầu vồng sẽ lung linh màu sắc”.
 
Cười mà không nói: Thể hiện sự khoáng đạt, tiêu diêu tự tại trong tâm hồn
 
Có những khi bạn phải đối mặt với những lời giễu cợt của bạn bè, hay bất lực vì bị người khác hiểu lầm. Nếu bạn cứ nhất quyết phải nhiều lời đôi co, giải thích, thanh minh với họ thì chỉ càng đẩy họ sang thái cực đối lập với bạn. Cái tâm của bạn cũng sẽ bị khuấy động, do đó loạn càng thêm loạn. Lúc này chi bằng chỉ cần giữ một nụ cười trên môi và để mặc cho người đời bàn luận đúng sai, tốt xấu.
 
Mỉm cười có sức mạnh dời một ngọn núi. Một nụ cười nhẹ nhàng đôi khi còn thắng cả thiên binh vạn mã hùng mạnh.
 
Người xưa có câu rằng, quân tử lúc nào cũng đường hoàng, chỉ có kẻ tiểu nhân mới thường sợ sệt. Đôi khi một nụ cười có thể làm tan chảy ân oán giữa đôi bên, có thể khiến những người xa xứ, tha hương nơi đất khách quê người cảm thấy ấm áp cả cõi lòng. Nở một nụ cười thật đơn giản nhưng lại thể hiện sự bình thản, an nhiên tự tại trong tâm hồn bạn và đạo lý làm người nơi thế gian.
 
Sự trầm tĩnh như dòng nước chảy mãi không ngừng. Nó sẽ làm dịu nỗi đau đang bùng cháy trong tim bạn. Sức mạnh nội tâm này cũng sẽ lắng đọng thành một trải nghiệm, hun đúc thành một trí huệ ẩn sâu trong tim và thắp sáng tâm hồn.
 
Khi gặp chuyện không vừa ý, chỉ cười mà không nói thể hiện tấm lòng bao dung của một người. Đó không chỉ là tố chất tốt đẹp có thể trấn tĩnh những dòng cảm xúc nông nổi, mà còn khiến bản thân mình không buột miệng nói ra những lời khiến người khác phải tổn thương.
 

Mê mà không mờ: Thể hiện trí huệ làm người

 
Muốn không bị mê hoặc bởi những chuyện trên thế gian thì điều bạn cần chính là sự mạnh mẽ trong nội tâm. Cổ nhân có một câu rất hay rằng: “Buồn mà không thương cảm”, khi nhiều chuyện đau khổ ập tới, chúng ta có thể buồn bã. Đây cũng là những cảm xúc rất tự nhiên và cần thiết của con người. Nhưng khi buồn phiền bạn cũng đừng quên rằng luôn có một con mắt thứ 3 đang trông chừng tất cả. Chỉ cần giữ vững thiện lương trời xanh sẽ tự có an bài.
 
Nếu có thể coi nhẹ được mất trên thế gian, thì khi đột nhiên phải đối mặt với sự mất mát, bạn mới có thể không bị mê mờ. Có thể sức ảnh hưởng của thế giới bên ngoài quá mạnh mẽ, khiến bạn chìm đắm trong mớ cảm xúc hỗn độn mà không thể kiềm chế bản thân. Nhưng khi bạn có đủ trí huệ, một thời gian sau bạn sẽ dần dần học được cách cân bằng.
 
Tâm hồn con người có khả năng tự chữa lành vô cùng kỳ diệu. Mê mà không mờ là định lực tu luyện của kiếp người; còn mê muội và không thể kiểm soát bản thân sẽ làm tổn thương chính mình.
 

Hoảng mà không loạn: Là sự tĩnh tại nhờ tu dưỡng

 
Khi đối mặt với vinh nhục, con người rất khó tránh khỏi sự bàng hoàng, thảng thốt. Tâm hoảng thì ắt sẽ động, mà trong động lại có tĩnh. Hoảng mà không loạn mới là vẻ đẹp khác biệt.
 
Cổ nhân có câu rằng: “Nếu gặp chuyện oan ức mà không kinh sợ, gặp chuyện uất hận mà không hoảng loạn, thì người này có thể đảm nhận trọng trách”. Đời người không thể tránh khỏi có những lúc bị oan khuất.
 
Nhưng “Gặp đại sự mà không loạn, gặp sóng lớn mà không mất đi thói quen thường hằng”. Đây là một tâm thái xử thế ung dung tự tại, giỏi ứng biến linh hoạt. Làm được vậy thì khi đại sự đến mới không hoảng không loạn, mới có thể trầm tĩnh và điềm đạm. Khi gặp chuyện quan trọng họ sẽ không lo lắng, mà vẫn giữ được tâm thái bình hòa.
 
Cảnh giới nhân sinh được đúc rút ra từ trong cuộc sống, được ngưng kết lại theo dòng chảy thời gian. Chỉ cần có mong muốn ngày càng hoàn thiện bản thân, luôn tiến về phía trước không mệt mỏi, thì bạn sẽ ngày càng trưởng thành.
 
Sẽ có một ngày, vào một buổi ban mai rực rỡ hay dưới bóng hoàng hôn êm đềm nào đó, ký ức thuở xưa của bạn sẽ mở ra. Bạn sẽ phát hiện ra rằng tất cả những hiểu lầm, những nỗi đau sớm đã tiêu tan theo cơn gió của ngày hôm qua tự bao giờ, chỉ còn lại nụ cười thật tươi trên trên khuôn mặt rạng ngời của bạn.
 
 
Bạn nên đọc
Quảng cáo