• Trang chủ
  • > Sách
  • > Kỹ năng sống
  • > 4 điều đừng bao giờ hy sinh dù công việc có quan trọng đến mấy
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
4 điều đừng bao giờ hy sinh dù công việc có quan trọng đến mấy

4 điều đừng bao giờ hy sinh dù công việc có quan trọng đến mấy

  • Tác giả:
  • Thể loại: Kỹ năng sống
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 01/01/1970
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Tác giả Napoleon Hill từng nói, “Thành quả lớn lao thường được tạo ra từ sự hy sinh, và không bao giờ là kết quả của sự ích kỷ.” Ca sĩ nổi tiếng Beyoncé Knowles cũng cho rằng, “Sức mạnh đồng nghĩa với cần cù chăm chỉ và hy sinh.”

Có lẽ bố mẹ bạn hoặc ai đó cũng từng nói với bạn rằng bạn phải hy sinh để tiến lên phía trước. Và nhiều người tin tưởng vào điều đó.
 
Theo CareerBuilder, 38% những người tham gia khảo sát tiếp tục làm việc sau khi đã rời văn phòng, và khoảng một nửa trong số các nhân viên quản lý cấp cao ở mọi doanh nghiệp đều làm việc nhiều hơn 40 giờ/tuần. Trong khi có thể đúng là thành công cần có sự chăm chỉ, nhưng bạn không nên hy sinh cuộc sống bên ngoài công việc của mình. Để thành công, bạn phải đảm bảo rằng những khía cạnh sau trong cuộc sống của bạn không bị ảnh hưởng.
 

1. Sức khỏe

 
Nếu bạn không có sức khỏe thì bạn không có gì cả, vì thế quan tâm chăm sóc cơ thể chính là nhiệm vụ hàng đầu của bạn. Những điều gây stress rất dễ ảnh hưởng đến thời gian chăm sóc sức khỏe. Chúng rất khó nhận biết nhưng một khi những triệu chứng xuất hiện, thường rất khó làm chúng mất đi. Hãy lập ra một lịch sinh hoạt lành mạnh và cố gắng tuân theo một cách nghiêm ngặt. Hãy tập thể dục hàng ngày, ăn uống lành mạnh và dành thời gian thư giãn sau khi làm việc. Và đừng quên đi kiểm tra sức khỏe mỗi năm.
 

2. Gia đình

 
Stress và các trách nhiệm liên quan đến công việc là một trong 5 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ly hôn. Khi một trong 2 vợ chồng có những công việc với đòi hỏi khắt khe, theo thời gian nó sẽ làm xói mòn dần tình cảm giữa 2 người. Hãy tạo ra các khoảng thời gian riêng rẽ dành cho công việc và gia đình. Một khi đã về nhà, hãy tập trung vào việc ở bên gia đình mình. Hãy bỏ các thiết bị điện tử qua một bên, dành thời gian để nói chuyện và chia sẻ với nhau.
 

3. Các mối quan tâm

 
Nhiều người cho phép bản thân được đánh giá bởi công việc mình làm. Tuy nhiên công việc chỉ là một phần con người thật của chúng ta chứ không phải toàn bộ. Hãy tạo ra những mối quan tâm khác người công việc, như các thú vui, thể thao, đi du lịch và các hoạt động gia đình chẳng hạn. Hãy giữ cho tâm trí và cơ thể luôn hoạt động, nhờ thế sẽ giúp bạn giảm stress và quay lại làm việc với tinh thần thoải mái, và bạn sẽ có điều gì đó ngoài công việc để trao đổi với người khác tại một cuộc networking hay một bữa tiệc nào đó.
 

4. Các mối quan hệ

 
Các mối quan hệ mà bạn xây dựng qua sự nghiệp là của bạn, chứ không phải của công ty bạn làm việc, và cần phải được nuôi dưỡng để luôn bền chặt. Hãy dành thời gian gọi điện hoặc gửi mail cho một số khách hàng chủ chốt, hoặc dành hẳn một ngày mỗi tuần để đi ăn trưa cùng họ.
 

5. Sự chính trực

 
Hãy luôn kiên định với những gì bạn tin tưởng, và đảm bảo rằng hành động của mình phù hợp với niềm tin đó. Nếu ai đó bảo bạn làm điều gì có khả năng làm tổn hại những nguyên tắc của mình, hãy từ chối và xem xét liệu có nên duy trì quan hệ với người đó hay không. Sự căng thẳng đến từ những việc nằm ngoài phạm vi của bạn có thể rất đáng kể.
 
Công việc rất dễ lấn át bạn, điều khó khăn là đưa ra những quyết định tỉnh táo để đảm bảo một cuộc sống trọn vẹn. Nhưng những lợi ích mà nó mang lại rất đáng để bạn cố gắng vượt qua những khó khăn này.
Bạn nên đọc
Quảng cáo