- Trang chủ
- > Sách
- > Kỹ năng sống
- > 4 điều không nên nói để có thêm bạn và bớt thù
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
4 điều không nên nói để có thêm bạn và bớt thù
- Tác giả:
- Thể loại: Kỹ năng sống
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 01/01/1970
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Những câu nói dưới đây không chỉ cản bước bạn đến với thành công mà còn khiến hình ảnh của bạn trong mắt người khác ngày càng trở nên tiêu cực.
Nếu như bạn đang oán trách số mệnh phụ bạc mình, hãy nhớ rằng: Đổ lỗi cho số mệnh luôn là lý lẽ của kẻ thất bại, còn người thành công chỉ nhắc tới số mệnh để thể hiện sự khiêm nhường.
Vận mệnh tuy là thứ do trời định, nhưng oán thán, phàn nàn chỉ thể hiện sự yếu kém, còn cố gắng mới là thái độ để tạo nên cuộc sống.
Dù bạn có đang đối mặt với phiền não lớn tới đâu, khó khăn vất vả tới nhường nào, hãy nhớ kỹ đừng bao giờ nói ra những lời này. Bởi vì những lời nói ấy không khiến cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn mà chỉ khiến bạn ngày càng sa lầy trong thất bại.
1. Lời oán thán
Chớ nên chỉ vì gặp phải chút chuyện nhỏ liền than phiền với cả thế gian rằng ông trời bất công. Bạn có thể thi thoảng cằn nhằn vài câu, nhưng đừng khiến bản thân cả ngày chìm đắm trong than phiền, bởi chẳng có ai thích ngày ngày đối diện với một gương mặt mang đầy oán trách.
Nên hiểu rằng than phiền vốn là lời nói chẳng đem lại cho chúng ta bất kỳ lợi ích gì. Bạn có thể than phiền cả đời, nhưng điều đó đồng nghĩa với việc cuộc đời bạn sẽ chẳng có bất kỳ thu hoạch tốt đẹp nào.
Thay vì hao tâm tổn sức oán trách thế gian, chi bằng hãy biến sự bất công thành động lực để bản thân thêm phần cố gắng, để người đời có thể nhìn ta bằng một con mắt khác.
2. Lời suy diễn
Trong cuộc sống, có không ít người vừa gặp một chút khó khăn liền có thói quen suy diễn viển vông, hơn nữa càng nghĩ càng tiêu cực, càng nghĩ càng đau lòng.
Dưới sự tác động của những suy nghĩ, lo lắng mang màu sắc bi quan này, bạn rất dễ nói ra một vài lời theo chiều hướng xui rủi. Những lời này đối với chúng ta vốn chỉ là một loại bộc bạch đơn thuần hay một cách để giải tỏa, thậm chí nhiều người nói xong còn chẳng nhớ rõ mình đã thốt ra những gì.
Tuy nhiên đứng trên phương diện người nghe để đánh giá, những lời suy diễn tiêu cực ấy có thể đem tới nhiều hệ quả khôn lường. Về lâu về dài, sẽ chẳng còn ai dám thân cận với một người ngày ngày tự huyễn hoặc bản thân bằng đủ mọi giả thiết xui xẻDo đó mỗi khi đối mặt với khó khăn, việc nên làm nhất là động não để tìm cách giải quyết chứ không phải suy diễn lung tung.
3. Lời ghen tị, mỉa ma
Có thể nói, ghen tị là thói xấu tồn tại trong tính cách của không ít người. Sự thực là có một bộ phận nhỏ những kiểu người hễ thấy ai quanh mình đạt được thành tích hay có được thành công thì liền bắt đầu xì xào to nhỏ, thậm chí còn buông nhiều lời châm chọc.
Trong mắt những kiểu người mang trái tim vị kỷ ấy, bất cứ ai trên thế gian này đều là những kẻ có vấn đề. Những người như vậy vốn không có cách nào chuyên tâm phấn đấu, bởi tất cả sự chuyên chú của họ đều đặt trên nhất cử nhất động của người khác.
Suy cho cùng, sau tất cả những lời ghen tị, châm biếm ấy, người khó chịu nhất, thiệt thòi nhất âu vẫn chính là bản thân họ mà thôi!
4. Lời tự mãn
Thành công là thứ mà ai có được cũng đáng để tự hào. Nhưng niềm tự hào ấy nên dừng lại đúng chừng mực, chứ không phải cứ hễ đạt được một chút thành tích liền dễ dàng bị lung lạc bởi vaif tiếng vỗ tay hay vài lời tâng bốc phù phiếm.
Thiết nghĩ, người có được thành công chắc chắn là một nhân tài ưu tú trên lĩnh vực "sân nhà" của họ. Thế nhưng dù tài giỏi cho tới đâu, có được thành công lớn tới mức nào thì cũng chớ dại khiến bản thân chìm đắm trong sự tự mãn vì những câu a dua nịnh hót để rồi thốt ra những lời tự mãn.
Nên biết rằng, núi cao còn có núi cao hơn, người giỏi ắt sẽ có người giỏi hơn, những cao thủ chân chính trên đời đều là người bàng quan trước mọi thứ phù phiếm. Người thông minh thực sự sẽ không dễ dàng nói ra những lời tự mãn, thay vào đó, họ biết khi nào nên cất giấu tài năng, lúc nào nên phô diễn tài nghệ.
Phàm là người sống ở trên đời, chỉ số thông minh cao hay thấp không phải là vấn đề quan trọng, kỹ năng giao tiếp có hay không cũng không phải là yếu tố quyết định, nhưng thái độ làm người nhất định phải có sự rộng rãi.
Nói cách khác, bạn có thể không thông minh, không giỏi giao tiếp, nhưng nhất thiết phải có một tấm lòng rộng rãi, một trái tim quảng đại.
Nếu như vừa gặp chút thất bại đã không thể gượng dậy, vừa nghe vài lời nói xấu đã ấm ức đến không thể quên, động một chút là ghét người này, chán người kia, thì tấm lòng vị kỷ ấy chính là con đường ngắn nhất khiến chúng ta sa lầy trong thất bại.
Học cách làm một người rộng rãi, thành công tự khắc sẽ gõ cửa tìm đến bạn. Bởi lẽ, tấm lòng quảng đại chính là ký hiệu chỉ có riêng ở những người thành công.
Buông xuống tâm hồn dễ xao động, buông xuống sự lười biếng luôn thường trực, buông xuống hết thảy mọi phù phiếm, tĩnh tâm suy nghĩ, làm việc nên làm, cố gắng thật nhiều, bạn sẽ phát hiện ra bản thân càng ưu tú hơn so với những gì mình tưởng tượng. Hãy nhớ kỹ một điều rằng: Người càng cố gắng, sẽ càng may mắn!
Trên đời này ngoại trừ chuyện sinh tử, hết thảy mọi việc đều có thể xem là việc nhỏ. Dù gặp phiền não lớn đến đâu cũng chớ nên tự làm khó mình.
Bất luận ngày hôm nay của bạn có phát sinh bao nhiêu điều tệ hãi, cũng đừng thất vọng với cuộc sống. Bởi suy cho cùng, thứ khiến bạn phải chịu đựng chỉ là ngày hôm nay, mà ngày mai tươi sáng vẫn còn đang chờ đón chúng ta ở phía trước…