• Trang chủ
  • > Sách
  • > Kinh doanh
  • > 5 lý do cản trở quá trình thăng tiến trong sự nghiệp mà ai cũng dễ mắc phải
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
5 lý do cản trở quá trình thăng tiến trong sự nghiệp mà ai cũng dễ mắc phải

5 lý do cản trở quá trình thăng tiến trong sự nghiệp mà ai cũng dễ mắc phải

  • Tác giả:
  • Thể loại: Kinh doanh
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 01/01/1970
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Nỗ lực hết mình mà sự nghiệp vẫn không phát triển khiến bạn mất đi sự bình tĩnh. Nguyên nhân chính là do bạn đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng về hành động và cách cư xử trong công việc.


1. Mất bình tĩnh

 
Tức giận chỉ là một trong mớ hỗn độn những cảm xúc và tình huống phức tạp kèm theo stress có thể kết thúc sự nghiệp đầy hứa hẹn của bạn. Khi nổi giận bạn thường đánh mất sự tự chủ, bị cuốn vào những cảm xúc tiêu cực mà bỏ qua việc tìm ra cách tích cực để giải quyết vấn đề.
 
Những cơn giận dữ sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ với đồng nghiệp, khách hàng hoặc đối tác, khiến bạn đưa ra những quyết định sai lầm trong công việc.
 

2. Chỉ làm theo đúng nhiệm vụ

 
Nghe có vẻ kì quặc nhưng đúng vậy, muốn thành công thì không chỉ làm việc mà phải thật chăm chỉ.
 
Hoàn thành nhiệm vụ thôi chưa đủ mà còn phải hoàn thành thật tốt và vượt qua chỉ tiêu đề ra thì mới khẳng định được năng lực của bản thân. Đó cũng là cách để rèn luyện và trau đồi thêm kỹ năng nghiệp vụ.
 

3. Yên lặng

 
Quá mức yên lặng nơi công sở không phải là hành động thông minh. Nếu bạn cứ giữ kín những ý kiến, quan điểm của mình thì sẽ không bao giờ thể hiện được giá trị của bản thân. Sự im lặng sẽ giết chết những mối quan hệ xã giao với đồng nghiệp và đối tác. Hãy thể hiện suy nghĩ của bản thân để cho mọi người xung quanh thấy bạn là một thành viên tích cực và chủ động trong công việc.
 

4. Phàn nàn

 
Phàn nàn về những công việc không đi theo hướng suy nghĩ của bạn là điều tồi tệ nhất cần phải tránh. Chắc chắn sẽ không có nhà lãnh đạo nào lựa chọn những nhân viên chỉ biết phàn nàn về công việc họ làm. Điều đó chỉ chứng tỏ bản thân họ không có năng lực. Chính vì thế khi gặp khó khăn trong công việc, đừng phàn nàn bất kể điều gì mà hãy tìm ra phương hướng giải quyết và biện pháp hoàn thành để chứng tỏ thái độ tích cực, kỹ năng nhạy bén và sáng tạo của bạn.
 

5. Phòng thủ

 
Thay vì khăng khăng cho rằng mọi việc bản thân làm là chính xác thì nên học hỏi không ngừng từ những người xung quanh, đặc biệt là người đã có kinh nghiệm và thành công trước mình. Lấy họ làm tấm gương để noi theo, đừng bó buộc suy nghĩ của bản thân.
 
Đôi khi tính phòng thủ cũng là nguyên nhân dẫn đến sự tự mãn. Khi bạn chỉ tìm cách khẳng định và cố gắng thể hiện cho người khác biết tài năng hoặc những điều tốt đẹp về bản thân thì như vậy, bạn sẽ chỉ thành công trong suy nghĩ của riêng mình mà thôi.
 
Tự hào về công việc là điều rất tốt. Nhưng nếu không thể đưa ra những khuyết điểm trong công việc thì lại là một vấn đề lớn. Tìm ra khuyết điểm và đề nghị cách cải tiến công việc sẽ giúp bạn được đánh giá cao hơn.
Bạn nên đọc
Quảng cáo