- Trang chủ
- > Sách
- > Tản mạn
- > 6 câu trả lời Có của doanh nhân
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
6 câu trả lời Có của doanh nhân
- Tác giả:
- Thể loại: Tản mạn
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 01/01/1970
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Tuy rằng làm chủ doanh nghiệp có thể rất đáng để nỗ lực ở nhiều khía cạnh, song việc này cũng đòi hỏi sự cố gắng vượt bậc thậm chí hy sinh.
Rất nhiều kỹ năng và yêu cầu một doanh nhân phải có cũng như rất nhiều câu hỏi bạn phải tự trả lời trước khi dấn thân vào nghiệp doanh nhân, nhưng dưới đây là 6 câu hỏi bạn phải chắc chắn trả lời “Có” khi quyết định những bước chuyển trong sự nghiệp.
1. Bạn có đủ khả năng chấp nhận rủi ro, về khía cạnh tài chính?
Một doanh nhân vừa ra trường không có nhiều nghĩa vụ tài chính sẽ vấp phải ít rủi ro tài chính hơn so với một người đã có gia đình, khoản tiền trả góp, nợ nần và hàng tá hóa đơn phải chi trả hàng tháng.
Bạn cần hiểu rõ những rủi ro tài chính liên quan đến việc khởi nghiệp. Ý tưởng của bạn có thể không thành công, bạn có thể không đủ nguồn lực tài chính để bù đắp rủi ro trong dài hạn và luôn luôn có khả năng bạn sẽ mất tất cả.
Nếu bạn có một loạt nghĩa vụ tài chính phải thực hiện, hãy khởi nghiệp như một công việc làm thêm. Viễn cảnh này có thể không phải là lý tưởng, nhưng bạn vẫn có thể tìm được thành công. Nếu bạn không có bất kỳ nghĩa vụ tài chính nào và hoàn toàn tin tưởng vào ý tưởng của mình, hãy làm hết mình.
2. Bạn có hệ thống hỗ trợ và ủng hộ mạnh mẽ?
Nếu bạn quyết định khởi nghiệp, con đường này sẽ đầy chông gai và nhiều ngã rẽ với nhiều lựa chọn khác nhau; sẽ có nhiều câu hỏi nảy sinh, rất nhiều là khác. Điều quan trọng là xung quanh bạn phải có một hệ thống hỗ trợ và ủng hộ, giúp bạn giải quyết mọi vấn đề, tìm kiếm câu trả lời và luôn sẵn có khi bạn cần.
Chỉ riêng sự hỗ trợ về tinh thần thôi đã là vô giá rồi. Hãy gạt bỏ mọi hoài nghi vì đây là “độc tố” bạn cần phải tránh nếu muốn thành công.
3. Nếu thất bại (và bạn sẽ), bạn có dám đứng dậy và tiếp tục?
Thất bại là điều bạn không thể tránh khỏi - có thể rất nhiều lần. Bạn cũng có thể đưa ra quyết định sai lầm khiến bạn kế hoạch của bạn sụp đổ. Nếu bạn kỳ vọng sẽ thành công ngay sau lần đầu tiên, tốt hơn bạn không nên tham gia cuộc chơi. Bạn sẽ thất vọng và trở nên cáu bẳn.
Điều tạo nên sự khác biệt giữa doanh nhân và những người bỏ cuộc là sự kiên định và ngoan cường - họ sẵn sàng chịu trận và sẵn sàng đứng dậy làm lại.
Một ví dụ điển hình là James Dyson, nhà sáng lập và thiết kế máy hút bụi. 5.126 mẫu thử nghiệm của Dyson thất bại, nhưng mẫu máy hút bụi thứ 5.127 của ông đã thành công và trở thành sản phẩm bán chạy nhất tại Mỹ. Dyson sẽ không thể có được tài sản trị giá 4,5 tỷ USD nếu ông không đứng dậy sau khi bị hạ đo ván hơn 5.000 lần.
4. Bạn có còn động lực kể cả khi gian khó và thiếu thốn nhu cầu thiết yếu nhất?
Tỷ phú công nghệ Mark Cuban thường nói về những ngày đầu khởi nghiệp của ông khi thường xuyên phải ăn bánh sandwich với mù tạc và nước sốt cà và phải ngủ trên sàn nhà trong căn hộ thuê chung với 5 người bạn. Hãy đặt bạn vào tình huống tương tự. Liệu bạn còn động lực 100% khi phải ngủ trên sàn và ăn bánh mỳ chay hay mỳ tôm?
Nếu không, doanh nhân không phù hợp với bạn. Chính những hy sinh cá nhân sẽ tạo ra sự khác biệt lớn nhất. Bạn sẽ sẵn sàng bán đi chiếc xe hơi của mình và sử dụng phương tiện giao thông công cộng để đi làm khi cần thêm tiền đầu tư cho doanh nghiệp của mình? Bạn sẽ bán nhà và chuyển đến sống ở một căn hộ nhỏ hơn nếu số tiền dư ra có thể giúp doanh nghiệp của bạn tăng trưởng nhanh hơn?
5. Bạn có hiểu rằng sự cân bằng công việc/cuộc sống sẽ cực kỳ đảo lộn khi bạn khởi nghiệp?
Thời gian đầu khởi nghiệp, bạn sẽ phải dành hầu như mọi thời gian bạn có cho doanh nghiệp của mình. Bạn sẽ gặp gỡ bạn bè và gia đình ít hơn và không thể làm nhiều việc bạn thường làm - chẳng hạn đi uống bia với bạn bè sau giờ làm vào ngày thứ Sáu hoặc đi picnic cuối tuần với gia đình. Thay vào đó, bạn sẽ có những đêm dài tại văn phòng và làm việc cả những ngày cuối tuần.
Bạn phải sẵn sàng dành thời gian cũng như sức lực của mình trong giai đoạn đầu khởi nghiệp. Khi bạn bắt đầu một hoạt động kinh doanh, mọi thứ đè nặng lên vai bạn và bạn phải tự giải quyết hàng núi công việc. Dần dà theo thời gian, bạn sẽ lại có thể tạo dựng sự cân bằng công việc/cuộc sống, nhưng hãy hiểu rằng sẽ không bao giờ có được sự cân bằng này trong những năm đầu tiên khởi nghiệp.
6. Bạn có thể hình dung được thành công?
Nếu bạn còn chưa thể hình dung ra thành công nghĩa là bạn chưa sẵn sàng. Bạn cần phải nhìn thấy thành công và nhìn thấy một cách rõ ràng. Bạn phải mơ về nó và khắc ghi trong đầu.
Vậy, bạn đã trả lời “Có” cho những câu hỏi trên hay chưa?
Vậy, bạn đã trả lời “Có” cho những câu hỏi trên hay chưa?