• Trang chủ
  • > Sách
  • > Kỹ năng sống
  • > 6 khí chất cao quý của con người mà bạn nên học hỏi
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
6 khí chất cao quý của con người mà bạn nên học hỏi

6 khí chất cao quý của con người mà bạn nên học hỏi

  • Tác giả:
  • Thể loại: Kỹ năng sống
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 01/01/1970
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Khí chất cao quý được dùng để nói về phẩm chất tốt đẹp bậc nhất của con người mà không tiền bạc nào có thể mua được. Có những người dù không chức cao vọng trọng, không giàu có, vẫn được người đời kiêng nể, kính trọng, đó là vì ở họ luôn toát lên khí chất cao quý.

Đây là điều không tồn tại sẵn có ở một con người khi mới sinh ra, mà nó được giáo dục, hun đúc và nuôi dưỡng trong một môi trường lành mạnh, luôn đặt chữ “nhân” lên trên mọi việc. 
 
Bài viết dưới đây tổng hợp 6 khí chất cao quý ở con người mà bạn nên học hỏi.
 

1. Giữ chữ tín

 
“Một lần bất tín, vạn lần bất tin”
Muốn được người khác coi trọng nhất định phải đặt chữ tín lên hàng đầu trong mọi khía cạnh cuộc sống. Từ nguyên thủ quốc gia đến người nông dân, lao động bình thường, nếu không trọng chữ tín ắt sẽ chẳng làm được điều gì tốt đẹp. Người bất tín sẽ khiến mọi hành động, lời nói bị mất giá trị, thậm chí, họ còn trở thành người dối trá trong mắt người khác và bị ghét bỏ. 
 
Vậy nên, muốn được người khác nể trọng, điều đầu tiên phải biết giữ chữ tín. Phẩm hạnh tuyệt vời này của con người còn mang lại cho chúng ta những điều tốt đẹp như sự trung thành, tôn kính từ người khác và cả những mối quan hệ có “trọng lượng”.
 

2. Đức hạnh

 
Gieo nhân nào thì gặt quả đó, người có đức hạnh sẽ được sống một cuộc đời êm đềm, ít sóng gió và tính việc gì cũng thành. Ở đây không chỉ xét về khía cạnh nhân quả, mà trên thực tế người sống có đức cũng có thần thái tốt, vượng phúc khí, tâm tính vui vẻ, trí tuệ hanh thông, tích cực… tất cả đều là những yếu tố quan trọng mang đến thành công cho cuộc sống lẫn sự nghiệp. 
 
Người có đức thường đón nhận những ước nguyện một cách tự nhiên nhất, bởi họ không đặt nặng, càng không bon chen, đánh đổi để có được thứ mình muốn. Họ luôn phấn đấu bằng năng lực và dùng tâm sáng dẫn đường, tự khắc việc đã tính sẽ thành. Lấy bao dung để che lấp đố kị, đó chính là kim chỉ nam của người có đức hạnh. Nhờ vậy, mà ở họ tự toát lên khí chất cao quý.
 

3. Thiện lương
 

Sống thiện sẽ gặp thiện, người lấy lương thiện làm gốc cũng sẽ có một cuộc đời an yên. Bản thân mỗi người khi làm việc thiện, suy nghĩ lương thiện, hành động lương thiện, trong con người họ đã tự sinh ra một nguồn năng lượng tốt giúp tinh thần luôn tươi mới, vui vẻ và hạnh phúc. 
 
Người sống lương thiện sẽ không bị nỗi âu lo bủa vây, tâm bất biến giữa những điều đau khổ, trong bất kì hoàn cảnh nào, họ cũng sẽ trở nên cao quý hơn những kẻ tầm thường. Người sống bất lương luôn dùng khẩu nghiệp để lăng mạ người khác, lòng ác tâm mưu mô thủ đoạn, đố kị ganh đua,… suy cho cùng đều tự hành hạ bản thân mình với đau khổ, dằn vặt, uất ức.
 

4. Khiêm tốn

 
Người càng cao quý lại càng khiêm tốn. Khiêm tốn chính là phẩm hạnh tốt đẹp nuôi dưỡng nhân cách con người. Dù giàu sang phú quý, chức cao vọng trọng hay tài năng đi nữa, người khiêm tốn sẽ luôn được kính nể hơn kẻ thích khoe khoang, làm một kể mười. “Núi cao ắt có núi cao hơn”, tự mãn với bản thân sẽ có lúc té đau, về lâu dài sẽ càng bị thụt lùi. 
 
Khiêm tốn trong lời nói, nỗ lực trong hành động, cũng như cách đối nhân xử thế khôn ngoan nhất. Người đạt đến cảnh giới ấy không chỉ được tiếng thơm mà còn được nể trọng. Dù có điều gì xảy ra, họ vẫn sẽ được người đời yêu mến, ủng hộ và bảo vệ.
 

5. Chính trực

 
“Trực” nghĩa là rộng lượng, thẳng thắn, chân thật, không quanh co uốn lượn, không lật ngược lật xuôi. Đây thường là phẩm chất của một vĩ nhân, người chính trực, không ngả nghiêng, xu nịnh, sống thẳng và thật. Họ là người dùng giá trị của lời nói để toát lên giá trị con người, không hai lời, không thủ đoạn, luôn hướng về lẽ phải và là bậc đối nhân xử thế đáng để nể phục. Một người chính trực tất nhiên sẽ luôn cao quý trong mắt người khác.
 

6. Kiên trì
 

Người có tính kiên trì thường làm việc gì cũng thành công. Trong bất kể hoàn cảnh nào, họ cũng đi tới tận cùng, chú tâm vào việc mình làm, không để tư tưởng bị phân tâm, tuyệt đối không buông xuôi, bỏ dở. 
 
Người kiên trì, bền chí mới đủ tố chất để làm được việc lớn. Việc gì khó ắt sẽ tìm ra cách, không vì thử thách mà bỏ cuộc. Họ sẽ trở thành người xuất sắc, nổi bật khiến ai cũng ngưỡng mộ và noi gương.
 
Nói thì dễ dàng, nhưng để hiểu và thực hiện được những điều này là một thử thách lớn đối với mỗi người. Cuộc sống của chúng ta luôn bị tác động bởi nhiều yếu tố tốt, xấu, vậy nên không phải ai cũng có thể giữ bản thân tránh hết những phút sa ngã, lạc lối. 
 
Hãy suy nghĩ tích cực và biết nghiêm khắc với bản thân hơn, con người sẽ dần được hoàn thiện về nhân cách. 
 
Bạn nên đọc
Quảng cáo