• Trang chủ
  • > Sách
  • > Kỹ năng sống
  • > 7 bài học thấm thía về cuộc sống khiến bạn chỉ ước giá mà mình biết sớm hơn
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
7 bài học thấm thía về cuộc sống khiến bạn chỉ ước giá mà mình biết sớm hơn

7 bài học thấm thía về cuộc sống khiến bạn chỉ ước giá mà mình biết sớm hơn

  • Tác giả:
  • Thể loại: Kỹ năng sống
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 23/05/2018
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Đừng sống như thể sẽ không bao giờ chết đi, để đến lúc cận kề cái chết, lại như thể chưa bao giờ được sống: Thấm 7 điều này hơn cả khi bạn đọc 7 quyển sách.

- 1 -

Học trò hỏi thầy giáo đã già: “Con người kì lạ ở điểm nào ạ?”

Ông trả lời: “Khi còn nhỏ họ muốn lớn nhanh, sau này lại than thở mất đi tuổi thơ. Họ dùng sức khỏe để đổi lấy tiền bạc, không lâu sau đó lại muốn dùng tiền bạc để khôi phục sức khỏe. Họ không ngừng lo lắng cho tương lai, nhưng lại coi nhẹ hạnh phúc ở hiện tại. 

Vì vậy, họ không sống ở hiện tại, mà cũng chẳng sống ở tương lai, họ sống như thể sẽ không bao giờ chết đi; đến khi cận kề cái chết, lại như thể chưa bao giờ được sống”.

- 2 -

Một cuộc khảo sát người trẻ cho thấy, con người chỉ có bảy lần cơ hội quyết định hướng đi cuộc đời, mỗi cơ hội cách nhau 7 năm, bắt đầu vào khoảng năm 25 tuổi, sau tuổi 75 sẽ không bao giờ còn cơ hội nữa.

Bảy lần cơ hội trong 50 năm này, lần đầu tiên không dễ dàng nắm bắt được, bởi vì lúc đó chúng ta còn quá trẻ, lần cuối cùng cũng không cần phải nắm bắt, do đã quá già. 

Vì thế chỉ còn lại năm lần, trong đó hai cơ hội, đôi khi vì vô tình, đôi khi vì thiếu quyết đoán, sợ hãi... mà vụt mất, cho nên trên thực tế chỉ có ba lần cơ hội mà thôi.

Vậy nên, hãy đảm bảo bạn phải biết nắm bắt thời cơ khi chúng đến. 

- 3 -

Nếu vô tình làm mất 100 ngàn ở đâu đó, bạn sẽ bỏ tiền xe 200 ngàn để đi tìm lại 100 ngàn đó chứ?

Một câu hỏi... ngớ ngẩn, nhưng những điều tương tự lại xuất hiện liên tục trong cuộc sống: bị người khác mắng một câu, lại tốn bao nhiêu là thì giờ để buồn bực; tức giận vì một chuyện nào đó, lại làm những hành động hại người không lợi mình, thậm chí tiêu hao tiền bạc chỉ để trả thù; mất đi tình cảm của một người, dù biết rõ mọi thứ không thể cứu vãn, nhưng vẫn buồn bã suốt một thời gian dài.

- 4 -

Một giọt mực rơi xuống một ly nước lọc, ly nước này lập tức đổi màu, không thể uống nữa; giọt mực hòa vào đại dương, đại dương vẫn một màu xanh thẳm. Vì sao vậy? Bởi vì độ rộng lớn của chúng khác nhau!

Lúa càng non càng giương cao, lúa càng chín càng cúi đầu. Vì sao vậy? Bởi vì giá trị của chúng không như nhau!

Dùng tâm hồn như đại dương để khoan dung với người khác; lấy tâm hồn như lúa chín để khiêm tốn về bản thân, hai điều này kết hợp lại với nhau, làm nên giá trị của một con người.

- 5 -

Thầy giáo hỏi: “Nếu như các trò muốn đun nước, lửa cháy nửa chừng thì nhận ra không đủ củi, các trò sẽ làm thế nào?”

Có cậu trò nói là nhanh chóng đi tìm, có cậu bảo là đi mượn, có cậu lại bảo đi mua.

Thầy giáo nói: “Sao các trò không đổ bớt nước trong ấm đi?”

Nhiều việc trong cuộc sống không phải chúng ta muốn là được, có cho đi mới có nhận về.

- 6 -

Thầy tu già nói với đệ tử: Khi con đến với thế giới này, con khóc nhưng mọi người mừng vui; khi con rời khỏi thế giới này, mọi người đều đang khóc, còn bản thân con lại thanh thản. 

Do đó, cuộc sống cũng không hẳn toàn là niềm vui, cái chết không hẳn toàn là nỗi buồn.

 
- 7 -

Ông lão hỏi cậu bé:

- Nắm chặt tay của cháu lại, nói cho ông biết cháu cảm thấy thế nào?

Cậu bé làm theo rồi trả lời:

- Hơi mệt ạ!

- Cháu thử nắm chặt thêm chút nữa xem!

- Càng mệt hơn! Có chút ngột ngạt!

- Vậy cháu hãy buông tay ra!

Đứa trẻ thở ra một hơi dài:

- Thoải mái nhiều rồi ạ!

- Khi việc gì khiến cháu cảm thấy mệt mỏi, cháu càng giữ chặt thì sẽ càng mệt mỏi hơn, buông bỏ nó, thì có thể cảm thấy nhẹ nhõm hơn nhiều!

 

Bạn nên đọc
Quảng cáo