• Trang chủ
  • > Sách
  • > Kỹ năng mềm
  • > 7 cách để nắm phần thắng trong mọi mối quan hệ
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
7 cách để nắm phần thắng trong mọi mối quan hệ

7 cách để nắm phần thắng trong mọi mối quan hệ

  • Tác giả:
  • Thể loại: Kỹ năng mềm
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 01/01/1970
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Người mà bạn không thích bản chất không phải là người xấu. Lý do mà bạn không thể hòa hợp với họ là vì giữa bạn và họ có những giá trị khác biệt, và sự khác biệt đó tạo ra sự phán xét. Một khi bạn chấp nhận sự thật rằng không phải ai cũng yêu quý mình và bạn cũng sẽ không yêu quý được tất cả mọi người do sự khác biệt về giá trị đó, có nghĩa là những cảm xúc tiêu cực cũng sẽ không còn nữa.

Cuộc sống không bao giờ là hoàn hảo. Vì vậy, trong công việc cũng như trong cuộc sống, đôi khi có những người khiến chúng ta tức giận, và chính chúng ta cũng khiến một số người phải điên lên. Sẽ có lúc bạn tự hỏi mình có nên học cách yêu quý tất cả mọi người mà bạn gặp hay không.
 
Theo ông Robert Sutton – Giáo sư quản lý khoa học của Đại học Stanford, thì việc xây dựng một nhóm toàn là những người hợp nhau về mọi mặt là điều không thể, thậm chí là không tưởng. Đó cũng là lý do tại sao người thông minh phải tìm cách cư xử phù hợp với những người mà họ không thích. Dưới đây là cách mà họ đã làm.
 

1. Họ chấp nhận rằng mình không thể yêu quý được tất cả mọi người

 
Đôi khi bạn nghĩ rằng bạn sẽ yêu quý tất cả những người mà mình gặp, nhưng tất nhiên sẽ không thể tránh khỏi việc bạn sẽ gặp phải những người mà bạn không thích. Người thông minh luôn biết điều này. Họ cũng hiểu rằng những xung đột hay bất đồng là do sự khác biệt về giá trị của mỗi người.
 
Người mà bạn không thích bản chất không phải là người xấu. Lý do mà bạn không thể hòa hợp với họ là vì giữa bạn và họ có những giá trị khác biệt, và sự khác biệt đó tạo ra sự phán xét. Một khi bạn chấp nhận sự thật rằng không phải ai cũng yêu quý mình và bạn cũng sẽ không yêu quý được tất cả mọi người do sự khác biệt về giá trị đó, có nghĩa là những cảm xúc tiêu cực cũng sẽ không còn nữa.
 

2. Họ chịu đựng hoặc lờ đi những người mà họ không thích

 
“Bạn cần những người có quan điểm khác biệt và không ngại tranh luận” – Giáo sư Suttons nói. “Họ là những người ngăn cả nhóm làm những điều ngu ngốc”. Có thể sẽ không dễ dàng nhưng hãy chịu đựng họ. Họ thường là những người thách thức chúng ta, nhắc nhở chúng ta về những tầm nhìn mới và giúp đưa cả nhóm tới thành công. Hãy nhớ rằng, bạn cũng không hoàn hảo và mọi người cũng đang chịu đựng bạn.
 

3. Họ xử sự với những người họ không thích một cách văn minh

 
Bất kể cảm xúc của bạn như thế nào thì khi bạn ứng xử hòa nhã với họ, họ cũng sẽ đáp lại như thế với bạn. Nếu bạn thô lỗ với họ, họ cũng sẽ không ngại ngần mà vứt bỏ mọi sự lịch thiệp và thô lỗ lại với bạn. “Tạo dựng một khuôn mặt ngoại giao là rất quan trọng. Bạn cần phải thể hiện một cách chuyên nghiệp và tích cực” – Ben Dattner, nhà tâm lý học, tác giả cuốn “The Blame Game” nhận định.
 

4. Họ xem xét lại kỳ vọng của mình

 
Việc có những kỳ vọng không thực tế về người khác không phải chuyện hiếm gặp. Chúng ta có thể mong đợi người khác hành động giống như mình, hoặc nói những điều mà chính chúng ta sẽ nói trong trường hợp đó. Tuy nhiên, điều đó là không thực tế. “Ai cũng có những đặc điểm tính cách đã ăn sâu vào bản chất – yếu tố quyết định phần lớn phản ứng của họ” – Alan A. Cavaiola, giáo sư tâm lý học Đại học Monmouth, Mỹ cho hay. “Kỳ vọng người khác hành xử giống mình sẽ khiến bạn thất vọng nhiều hơn”.
 
Nếu một người trong tình huống nào cũng luôn mang lại cho bạn một cảm giác giống nhau thì bạn hãy điều chỉnh kỳ vọng của mình về người đó. Cách này giúp bạn chuẩn bị tâm lý và hành vi của họ sẽ không khiến bạn ngạc nhiên. Người thông minh luôn làm điều này, nên không phải lúc nào họ cũng bị ngạc nhiên về hành động của người mà họ không thích.
 

5. Họ giấu cảm xúc vào trong và chỉ tập trung vào bản thân

 
Cho dù bạn cố gắng thế nào, có những người đôi khi vẫn khiến bạn nổi điên. Điều quan trọng là bạn nên học cách xử lý với sự thất vọng của mình khi bạn tiếp xúc với người bạn ghét. Thay vì nghĩ về việc người đó khó chịu đến mức nào, hãy tập trung vào việc tại sao bạn lại phản ứng như vậy. Đôi khi cái mà chúng ta không thích ở người khác lại là cái mà chúng ta không thích ở bản thân mình.
 
Hãy xác định những nguyên nhân có thể làm cảm xúc của bạn trở nên phức tạp. Sau đó, bạn có thể dự đoán, kìm nén, thậm chí thay đổi phản ứng của mình. Nên nhớ rằng, thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của bản thân bao giờ cũng dễ hơn là yêu cầu người khác thay đổi.
 

6. Họ nói lên yêu cầu của mình
 

Nếu ai đó khiến bạn khó chịu, hãy bình tĩnh cho họ biết rằng cách nói chuyện hay cách hành xử của họ là vấn đề với bạn. Không trách móc, thay vào đó hãy nói rằng “Khi bạn… tôi cảm thấy…”. Ví dụ, hãy thử nói: “Khi bạn cắt lời tôi trong cuộc họp, tôi cảm thấy giống như bạn không coi trọng sự đóng góp của tôi”. Sau đó, hãy dừng lại và đợi phản hồi từ họ. Biết đâu họ không nhận ra rằng bạn chưa nói xong, hoặc họ thấy quá phấn khích với ý tưởng của bạn đến mức nhảy ngay vào giữa cuộc hội thoại của bạn.
 

7. Họ tạo khoảng cách với người mình không thích
 

Người thông minh sẽ tạo khoảng cách với người mà họ không thích. Nếu ở công ty, hãy đi sang một phòng khác hoặc ngồi ở cuối bàn họp. Khi có khoảng cách và sự đồng cảm, bạn có thể sẽ tương tác với cả những người mà bạn thích và không thích một cách tự nhiên. Tất nhiên, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn nếu những kẻ mà chúng ta không ưa khuất khỏi tầm mắt mình, nhưng tiếc là cuộc sống không đơn giản như thế.
Bạn nên đọc
Quảng cáo