- Trang chủ
- > Sách
- > Kỹ năng sống
- > 7 điều đừng bao giờ làm
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
7 điều đừng bao giờ làm
- Tác giả:
- Thể loại: Kỹ năng sống
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 01/01/1970
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
7 điều sau đây bạn đừng bao giờ làm nếu bạn không muốn bị quả báo. Hãy sống khỏe với tư duy tích cực, tránh xa những điều làm cho chúng ta suy nghĩ tiêu cực.
1. Bất hiếu với cha mẹ
Trong Phật giáo, bất hiếu với cha mẹ là tội lỗi lớn nhất. Cha mẹ có công sinh thành, dưỡng dục, công ơn như trời biển. Nếu ngay cả cha mẹ còn không hiếu lễ, kính trọng, đền đáp thì không thể đối tốt với bất cứ ai. Có lễ mà không trả, có tình mà không báo là nghiệp ác nặng.
2. Tham dâm háo sắc
Nghiệp ác tham dâm háo sắc xuất phát từ nhục dục của con người. Con người hơn con vật ở chỗ điều khiển, chế ngự được bản năng. Vì nhu cầu bản thân mà tổn hại sức khỏe, vi phạm đạo đức, gây hại cho người khác và xã hội là không đúng.
3. Keo kiệt, ít từ thiện
Người sống không có lòng từ bi, chia sẻ, chỉ bo bo cho mình cũng là tạo nghiệp ác. Người này nhất định không thể tạo được nhân duyên tốt đẹp, không gặp niềm vui, không biết đến tình thương và tình đồng loại.
4. Thường xuyên sát sinh
Phật dạy rằng, mỗi loài trên đời đều có sinh mệnh. Sinh mệnh loài nào cũng đáng quý, đáng trân trọng. Tước đoạt sinh mệnh của loài khác là gieo nghiệp ác, đi ngược lại sự sinh sôi của tự nhiên và lòng không có thiện niệm.
5. Kiêu căng, tự mãn
Người không khiêm tốn thì không rộng lượng, không biết nhìn nhận cái hay cái dở, cái được cái mất trên đời. Người kiêu căng dễ sinh lòng đố kị, khinh bạc, thậm chí thù ghét người khác, là nghiệp ác nên tránh.
6. Trộm cắp
Nghiệp ác này làm tiêu hao nhiều phúc đức của bản thân, lấy của người thì người lại lấy của mình. Chiếm đoạt của người khác là gieo nghiệp ác, gây tranh chấp, thù hằn, vi phạm đạo đức và pháp luật.
7. Nói láo hại người
Lời nói như dao hai lưỡi, nói điều hay lẽ phải là tốt cho mình, cho người, nói điều bậy bạ, dối trá là hại mình, hại người, gây xung đột. Thường xuyên bịa đặt để hại người là ác nghiệp.