• Trang chủ
  • > Sách
  • > Kinh doanh
  • > 8 bí quyết giúp đồng nghiệp và cấp trên có thiện cảm hơn với bạn hơn trong công việc
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
8 bí quyết giúp đồng nghiệp và cấp trên có thiện cảm hơn với bạn hơn trong công việc

8 bí quyết giúp đồng nghiệp và cấp trên có thiện cảm hơn với bạn hơn trong công việc

  • Tác giả:
  • Thể loại: Kinh doanh
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 01/01/1970
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Nếu chỉ nhờ năng lực, mẫn cán... mà không có sự gắn kết với những con người trong môi trường làm việc thì bạn vẫn chưa hẳn là một nhân sự tốt. Hãy trau dồi thêm những kỹ năng để trở thành một người dễ mến hơn theo nghĩa tích cực.


1. Giao tiếp bằng ánh mắt

 
Đây là một cách tưởng chừng cũ rích, nhưng nó vẫn là một trong những phương pháp mang đến hiệu quả cao nhất. Một người hấp dẫn nhất khi họ tự tin. Do đó, bạn hãy dùng ánh mắt để thể hiện sự tự tin của mình một cách khéo léo nhất. Hãy bắt đầu thói quen này ngay hôm nay bằng cách nhìn thẳng vào mắt của người đối diện và thể hiện một thái độ chân thành khi giao tiếp.
 

2. Biết cười đúng lúc

 
Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của một nụ cười. Mọi người có xu hướng vô thức phản ánh lại ngôn ngữ cơ thể của người đối diện. Nghĩa là nếu bạn muốn trở thành người đáng mến, hãy sử dụng ngôn ngữ cơ thể của mình một cách tích cực và mọi người cũng sẽ tự nhiên đáp lại bạn theo cách tương tự.
 
 

3. Cái bắt tay chắc chắn nhưng khiêm nhường

 
Nghiên cứu cho thấy những người lần đầu tiên gặp nhau sẽ có đánh giá thích hay không thích một người khác chỉ trong vài giây. Vậy nên một cái bắt tay thật chắc chắn cũng như tư thế mạnh mẽ và ngôn ngữ cơ thể tích cực sẽ góp phần quan trọng để tạo nên ấn tượng đầu tiên tốt đẹp.
 

4. Lắng nghe một cách tích cực

 
Lắng nghe là một kỹ năng cần thiết cho bất cứ ai muốn thành công. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách lắng nghe sao cho đúng. Người đáng yêu sẽ lắng nghe thật sự, chăm chú những gì mà người đối diện đang nói đến, chứ không chỉ cố gắng im lặng và không ngắt lời họ.
 
Lắng nghe tích cực đòi hỏi bốn bước: nghe, hiểu, đánh giá và phản hồi để người đối diện biết bạn đã thực sự lắng nghe họ.
 

5. Chấp nhận lời khen một cách khéo léo

 
Thật không dễ dàng để chấp nhận một lời khen bởi vì bạn không muốn người khác nghĩ mình kiêu ngạo. Tuy nhiên, người thành công và đáng yêu cần biết cách tiếp nhận lời khen, đồng thời, bày tỏ lòng cảm ơn với những người khen ngợi họ. Nếu thể hiện không khéo, bạn có vẻ vụng về, thiếu chân thành và không chuyên nghiệp.
 
Vì vậy, thay vì đưa ra những cụm từ như: “Bạn còn tốt hơn tôi đấy chứ” hoặc “tất cả là nhờ vào bạn”, bạn có thể chấp nhận lời khen với sự tự tin bằng cách sử dụng những cụm từ như: “Cảm ơn! Điều đó nghe thật tuyệt” hoặc “Cảm ơn bạn! Đó là một trải nghiệm tuyệt vời”.
 

6. Giúp đồng nghiệp trở thành trung tâm

 
Bạn có từng rơi vào tình huống thấy mình thật lạc lõng trong một cuộc trò chuyện nhóm? Cảm giác đó thật khó chịu và nếu mọi người đều vô ý, bạn sẽ không biết chen vào cuộc nói chuyện như thế nào. Với trải nghiệm đó, bạn có thể giúp bất cứ ai đó không rơi vào tình huống như vậy.
 
Khi bạn kể chuyện, hãy cố gắng nhìn khắp tất cả mọi người. Nếu có ai đó có vẻ bị “chìm” trong cuộc trò chuyện, bạn hãy chú ý tới họ nhiều hơn, cố gắng tạo cơ hội cho họ tham gia cuộc đàm thoại.
 
Nếu một người nào đó cố gắng nói điều gì đó nhưng vẫn tiếp tục bị cắt ngang, hãy khéo léo giúp họ nhập cuộc lại. Bạn có thể đặt câu hỏi: “Anh đang muốn nói tiếp điều gì đấy?”. Và hãy tinh tế để đừng bao giờ đặt bất cứ ai vào chỗ làm họ cảm thấy không thoải mái.
 

7. Hạn chế kêu ca phàn nàn

 
Sự phàn nàn sẽ tạo nên năng lượng tiêu cực cho những người xung quanh bạn. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống, không thoải mái với bất cứ ai thì nguyên nhân có thể là bạn đã phàn nàn quá nhiều. Sự phàn nàn hút hết năng lượng tích cực trong bạn. Vì vậy, hãy cố gắng tìm một chủ đề thú vị và tích cực hơn trong những cuộc trò chuyện, bạn sẽ được yêu mến hơn và bạn cũng sẽ yêu mến cuộc sống hơn.
 

8. Biết cách đặt câu hỏi đúng người, đúng lúc

 
Để thu hút người khác, bạn hãy tạo điều kiện cho họ thể hiện chuyên môn, kiến thức uyên bác của họ. Bằng cách đặt những câu hỏi rành mạch, cụ thể về lĩnh vực họ hiểu biết, tôn trọng, đánh giá cao họ, đồng thời, bạn cũng sẽ được lắng nghe rất nhiều điều hay từ họ.
 
Tuy nhiên, đặc biệt tránh xa thói xu nịnh. Đừng để sự khéo léo của bạn đi quá xa, nếu không bạn sẽ trở thành kẻ đáng ghét!
Bạn nên đọc
Quảng cáo