• Trang chủ
  • > Sách
  • > Kinh doanh
  • > 9 bài học để trở thành bậc thầy giao tiếp
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
9 bài học để trở thành bậc thầy giao tiếp

9 bài học để trở thành bậc thầy giao tiếp

  • Tác giả:
  • Thể loại: Kinh doanh
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 01/01/1970
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Larry King là một nhân vật độc nhất vô nhị – tỉ phú Henry Ross Perot từng mô tả người dẫn chương trình của kênh CNN như vậy. Tổng thống Barack Obama đánh giá ông là một trong những người khổng lồ của ngành truyền hình. Còn giới mộ điệu gọi ông là trùm phỏng vấn truyền hình Mỹ.

“Anh phải kể cho tôi câu chuyện về Oprah” – John Dickey – giám đốc điều hành mới của kênh Ora TV háo hức khi ngồi cùng Larry King tại Beverly Hills. Larry chia sẻ, Oprah Winfrey từng kể rằng khi tới châu Phi, bà đã khá ngạc nhiên khi dân địa phương không nhận ra mình. Sau đó, bà hỏi họ về hàng loạt các ngôi sao nổi tiếng khác để xem họ biết những ai. Cuối cùng, dân ở đấy đã ngắt lời bà và hỏi: “Cô có biết Larry King không?”.
 
Đó có thể coi là một thành tựu mà Larry King đã đạt được với nghiệp giao tiếp 60 năm của mình.
 
Câu chuyện của ông như một giấc mơ vậy, giấc mơ của một đứa trẻ Do Thái ước mong được tới Brooklyn và xuất hiện trên đài phát thanh. Để biến đam mê thành sự thật, ông đã bắt đầu bằng công việc lau sàn tại một trạm địa phương nhỏ.
 
Có lần, DJ của trạm gọi điện tới báo ốm. Larry liền chớp lấy thời cơ, ông đổi tên mình, nhảy lên ghế, hòa vào bầu không khí và trở thành người thay thế. Từ đó, ông lại tiếp tục thực hiện thêm 60.000 buổi phỏng vấn khác.
 
Trong suốt sự nghiệp của mình, Larry đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá như Peabody, Cable ACE cùng hàng trăm đề cử Emmy. Ngoài ra, ông là một nhà văn chuyên nghiệp chuyên viết cho các tờ báo, tạp chí lẫy lừng như Thời báo New York. Đồng thời, ông còn nắm giữ một ngôi sao trên Con đường Danh vọng nổi tiếng của Hollywood.
 
Ở độ tuổi 83, vị phát thanh viên này vẫn gắn bó với chương trình Larry King Now được phát sóng trên Ora TV – kênh truyền hình kỹ thuật số mà ông đồng sở hữu với vị tỷ phú Carlos Slim. Giờ đây, Larry đã trở thành một biểu tượng cho ngành công nghiệp truyền thông mà không một ai có thể soán ngôi nổi. Ông chính là người đi đầu trong lĩnh vực Talk show trên cả đài phát thanh lẫn truyền hình.
 
Nếu bạn đang tự hỏi liệu tôi có run khi cầm bút và phỏng vấn Larry King không thì câu trả lời là có, chắc chắn! Là một doanh nhân và nhà văn song tôi vẫn kém ông ấy quá nhiều về nghệ thuật ăn nói, viết lách và phỏng vấn. Vậy bí quyết của ông ấy là gì? Larry đã trả lời tất cả các câu hỏi trong hơn một giờ đồng hồ và tôi đã tự rút ra được 9 bài học để trở thành một bậc thầy giao tiếp như sau:
 

1. Cứ bắt đầu thôi

 
Nếu bạn muốn trở thành một diễn giả, nhà văn hay phát thanh viên chuyên về lĩnh vực giao tiếp thì Larry King khuyên bạn nên bắt đầu ngay lập tức và sớm nhất có thể. Sự nghiệp của Larry khơi mở khi ông tình cờ gặp một nhân viên của đài CBS. Ông liền thể hiện niềm khát khao và xin hỏi cách thức làm thế nào để được vào đài làm việc. Trả lời cho câu hỏi, người đó khuyên Larry nên tới Miami, một thị trường phát thanh mới với nhiều cơ hội cho những ai muốn thử sức mình. Chính vì vậy, ông sau này đã đảm đương cương vị trợ lý tại một trạm nhỏ, chuyên phục vụ, chạy việc vặt và lau dọn.
 
“Bài học ở đây là, hãy làm mọi thứ có thể để tiến được vào ngành công nghiệp bạn mơ ước”- Larry nói. Một khi bạn đã ở trong môi trường này, “Hãy cật lực làm việc. Làm bất cứ điều gì họ bảo. Làm việc kể cả khi đang cuối tuần. Hãy đi làm sớm và không bao giờ bỏ cuộc”.
 

2. Không ngừng tích lũy kinh nghiệm

 
Larry đã gật đầu với tất cả các cơ hội đến với ông để tự thúc giục bản thân phải luôn cố gắng, cải thiện kỹ năng nói, viết và phỏng vấn của mình. Sự thành công tại khu vực địa phương đã giúp ông có được màn trình diễn đầu tiên trên sóng quốc gia. Không lâu sau, ông cũng được mời gia nhập CNN.
 

3. Dựa vào những thứ cơ bản

 
Larry tin rằng một trong những lý do khiến ông thành công là bởi vị phát thanh viên này luôn dựa vào những điều căn bản và không bao giờ quên điểm xuất phát của mình.
 
Ông ấy nói: “Tôi đã thử khá nhiều việc nhưng cuối cùng mọi thứ tôi làm vẫn như thế”. Ngoài ra, Larry King còn đưa một ví dụ tuyệt vời từ cuộc phỏng vấn ông yêu thích:
 
“Lúc bấy giờ Frank Sinatra – nhân vật nổi tiếng nhất thế giới đang ngồi đó. Tôi cũng đang ngồi đó. Ánh sáng xuất hiện. Tất cả những gì tôi nói chỉ là ‘Chào mừng tới với chương trình Larry King Show. Vị khách ngày hôm nay là Frank Sinatra. Tại sao bạn lại ở đây?’. Vậy đấy, tôi đã không kiểm tra chi tiết bất cứ đòi hỏi nào từ ‘ông bạn cũ’ này”.
 
Ngày nay, người đưa tin có thể đồng thời đảm đương nhiều chức vụ. Họ có thể vừa dẫn chương trình vừa sản xuất, trở thành một diễn giả kiêm nhà bình luận hay thậm chí là một nhà văn kiêm huấn luyện viên … Tuy nhiên, đừng vơ quá nhiều thứ vào mình. Larry King đã phụ thuộc rất nhiều vào những người xung quanh, từ các kỹ thuật viên cho đến các nhà sản xuất và công chúng để ông có thể thể hiện tốt nhất mỗi khi sáng đèn.
 

4. Biết vai trò công việc

 
Mặc dù đã viết rất nhiều sách và trở thành nhà diễn giả chủ đạo, Larry King vẫn dành rất nhiều thời gian để lắng nghe. Vị phát thanh viên tin rằng khán giả luôn yêu thích ông bởi cách tiếp cận tự nhiên cùng khả năng trò chuyện không theo bất cứ lối mòn nào, điều mà các dẫn chương trình hiện tại không làm được.
 
Ông ấy nói: “Đó là vai trò của người phỏng vấn, thể hiện nên tính cách khách mời. Các vị khách luôn quan trọng hơn tôi. Tôi không bao giờ nói “tôi” trong một cuộc phỏng vấn. Lúc ấy, tôi là người liên kết khách mời với công chúng”.
 

5. Luôn tò mò

 
Theo lời của Larry King, để trở thành một nhà giao tiếp giỏi thì bạn phải luôn tò mò. Hãy luôn đặt câu hỏi, đọc thật nhiều và trở thành một người quan sát được con người cùng các xu hướng.
 
“Bạn phải luôn tò mò. Tôi là kiểu người bạn sẽ không muốn ngồi cạnh trên máy bay. Cách tôi sống thực tế cũng như thế”.
 

6. Luôn sống vì hiện tại

 
Lời khuyên của “ông hoàng truyền thông” là hãy luôn sống cho hôm nay.
 
Ông cho biết: “Đừng bận tâm tới cuộc phỏng vấn ngày hôm qua. Nó đã kết thúc rồi. Cũng chớ để ý tới buổi phỏng vấn ngày mai, đơn giản vì nó còn chưa đến. Nếu hôm nay tôi là một công nhân đình công mà mai lại “lên voi” thành tổng thống thì tôi sẽ không suy nghĩ về vấn đề tổng thống”.
 
Ông cũng bổ sung thêm rằng việc sống cho hiện tại sẽ khiến bạn thực sự biết lắng nghe. Nếu trong một cuộc hội thoại mà bạn chỉ chăm chăm nghĩ cách phản hồi khi người khác đang nói thì bạn đã giao tiếp thất bại rồi đấy!
 

7. Tin vào bản năng

 
Bản năng của Larry King xuất hiện tại buổi phỏng vấn đầu tiên của ông với người nổi tiếng vào năm 1958.
 
“Một ngày, Bobby Darin vĩ đại bước vào. Khi anh ấy đi được một phần ba quãng đường, bỗng dưng tôi có linh cảm lạ lùng rằng mọi chuyện sẽ vô cùng suôn sẻ” – Larry King tiết lộ. Cứ thế, cảm giác ấy kéo dài trong 10 phút. Vị phát thanh viên này đã lắng nghe bản năng của mình, thứ khiến ông quyết định sẽ ở lại CNN – một bước đi mạo hiểm vì khi ấy CNN mới chỉ là một mạng lưới nhỏ mới khởi nghiệp và Larry đã có thể gặt hái nhiều kì tích hơn ở những nơi khác.
 
Ông chia sẻ: “Không quan trọng bạn đang ở trong ngành công nghiệp nào, nếu bạn hạnh phúc thì đừng bỏ nó. Hãy tin vào bản năng của mình và đừng làm một thứ chỉ vì tiền”.
 

8. Là chính mình

 
Hãy biết điểm mạnh của bạn. Larry King đã sớm biết phòng thu là nơi mình thuộc về. Với những kiến thức mình có cùng vài lời khuyên từ Arthur Godfrey, Larry luôn tin vào sự thành công.
 
“Bạn không thể khiến khán giả thích mình. Vậy nên, hãy là chính bạn. Bí quyết duy nhất ở đây là không có bí quyết nào hết. Cứ là chính mình thôi”.
 

9. Không bao giờ bỏ cuộc

 
Larry đảm bảo rằng kể cả trong một ngành công nghiệp đầy sự cạnh tranh, nếu bạn có kỹ năng và đam mê mong muốn gắn bó với công việc lâu dài thì bạn sẽ chiến thắng. Để thành công, bạn phải có “sự trừng phạt”. Ông nói: “Sẽ có lúc bạn bị từ chối, bị đuổi việc. Tuy nhiên, đừng bỏ cuộc”.
 
Cuộc hành trình nhiều thăng trầm chính là phần thưởng lớn nhất dành cho Larry King: “Điều tuyệt nhất trong sự nghiệp của tôi chính là những nấc nhỏ tôi vượt qua được, thay vì là những thứ tôi đạt được”.
Bạn nên đọc
Quảng cáo