- Trang chủ
- > Sách
- > Kinh doanh
- > Ăn trưa cùng Tony bài 2: Cách ứng xử với thông tin cá nhân
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
Ăn trưa cùng Tony bài 2: Cách ứng xử với thông tin cá nhân
- Tác giả:
- Thể loại: Kinh doanh
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 01/01/1970
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Một bạn hỏi “Thưa dượng. Con đang làm sale cho một tập đoàn. Con phụ trách 5 khách hàng lớn. Có lần, một người bạn học của con xin thông tin 5 khách hàng này để bán hàng (bạn con làm ở salon bán xe ô tô), con nghĩ là 5 khách hàng này có thể mua được, xong con cho thông tin như số ĐT, tuổi tác, vợ con, nhà cửa ở đâu…để bạn con liên hệ.Dượng Tony Kỹ năng
Bạn con nhắn tin, gọi điện, email rồi gửi thư đến tận nhà để chào, khiến mấy ông khách hàng con giận dữ, la con quá trời. Con làm như vậy là đúng hay sai? Con hào sảng chia sẻ thông tin như vậy sao lại la con? Nếu con không chia sẻ thì bạn con nghĩ con không giúp đỡ, không rộng rãi. Nhưng cho thì bị phiền như vậy, con phải nàm thao?”
Bạn thân mến. Người có tư duy tốt, trước 1 bài toán như vậy sẽ bóc tách ra và biện luận. Ví dụ ax2 + bx + c = 0, nếu a âm thì…, nếu a dương thì…., nếu a bằng không thì…Rồi từng trường hợp sẽ xét đến b,c…Ứng dụng:
- Nếu thông tin của khách hàng rất công khai, ví dụ ông khách này là đơn vị kinh doanh, số ĐT được đăng trên website, catalogue, trên tờ rơi, card…phát rộng rãi…thì con cho ai cũng được. Nếu bạn con mà mua sản phẩm của ổng thì cuộc gọi của bạn con sẽ được ông khách đấy hoan hỉ. Nếu bạn con muốn bán sản phẩm gì đó cho ông ấy thì cứ gọi, ông ấy sẽ có thể mua hoặc không, tùy. Nhưng không sao cả, coi như bạn con tự tìm thông tin. Số ĐT, email….một khi đã “public” rộng rãi thì các cuộc ĐT mua/bán gì đó là thường tình, người ta sẽ không ngại.
- Mọi trường hợp khác cần liên hệ với người mà số ĐT hay email không được công khai, phải hỏi ý kiến của ông ấy. Nói tôi có bạn bán ô tô, muốn gặp ông, ông có đồng ý cho số của ông được không. Họ nói OK thì mình mới cho.
- Hoặc một cách thông minh hơn mà không ảnh hưởng đến cả hai là mình cho số hay email của đứa bạn cho ông khách hàng đó. Nếu ông ấy có nhu cầu, ông ấy sẽ tự khắc liên hệ. Nếu bạn hỏi thì con nói cũng đã đưa thông tin cho bên kia rồi. Mà bên kia thì họ cảm thấy mình cư xử như vậy là thông minh, họ sẽ hài lòng về mình.
Các thông tin cá nhân này nọ của bất cứ người thứ 3, mình không được chia sẻ nếu người ta không đồng ý. Mình càng vui miệng chia sẻ thì càng khiến quan hệ mình với khách sẽ xấu đi. Vì họ sẽ cho là mình là đứa nhiều chuyện, vô duyên, kém ứng xử. Mà dượng thấy ở châu Á, nhiều người cứ bô lô ba la cái chuyện cá nhân của người khác bất chấp người khác có cho phép hay không. Người nghe thì tò mò theo thói quen tiểu nông, đu theo hỏi miết. Người nói thì tự hào là mình biết nhiều, quen nhiều, nhằm mục đích là tăng uy tín và giá trị của mình lên. Trên FB cũng vậy, chia sẻ hay kể chuyện, bình luận đời tư của người thứ 3 là không được phép. Mình nếu được biết thì coi như “sống để dạ chết mang theo”, muốn nói ra với ai thì phải hỏi ý kiến của họ. Người ta càng kín thông tin thì mình phải càng tôn trọng, không nên tò mò “biết cho bằng được”. Bệnh tiểu nông nên chữa trị, đừng để dai dẳng, không trưởng thành được. Còn bạn bè cứ hỏi các thông tin người thứ 3, thì mình nên unfriend. Họ sẽ buôn chuyện từ người này qua người khác, có khi chuyện của chính mình. Họ thiếu thông tin thì sẽ tự sáng tác vô cho đầy đủ. Chơi với thể loại đó mệt mỏi lắm.
Vậy nhé. Phải nhớ bài học này, không được sai phạm.
Xem lại bài 1: Cập nhật tiến độ
Xem lại bài 1: Cập nhật tiến độ
Bạn nên đọc
-
Hãy phản ứng lại cuộc sống, đó là để cách bạn kiểm soát được nó
-
7 bài học kinh doanh ai cũng nên biết trước 30 tuổi, dù làm chủ hay đi làm thuê
-
Ba con chuột ăn trộm và bài học kinh doanh
-
6 chiến thuật tiếp thị bằng video trên Youtube
-
Mẫu lon độc đáo mừng sinh nhật 100 tuổi của Coca Cola
Quảng cáo