- Trang chủ
- > Sách
- > Kỹ năng sống
- > Ba điều không nên làm trong đời
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
Ba điều không nên làm trong đời
- Tác giả:
- Thể loại: Kỹ năng sống
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 01/01/1970
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Trong cuộc sống luôn có những điều nên thử làm và những điều cần tránh để không hối tiếc về sau.
Đời người có nhiều điều nên thử làm và có nhiều điều không nên làm. Bởi thời gian được sống có ít lắm nên nếu không làm những điều không nên làm thì sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian để làm những điều nên thử làm.
3 điều con người ta không nên làm và không nên thử làm trong cuộc sống là: không nên xây nhà quá to, không nên cho con cái quá nhiều và không nên tự móc túi mình khi vào bệnh viện.
1. Xây nhà quá to
"Đừng dại gì mà cả đời thắt lưng buộc bụng, bóp mồm bóp miệng, dành tiền dựng lên một khối beton, sau đó vừa còng lưng trả nợ, vừa tự làm osin lau chùi quét dọn cả ngày. Rồi cuối cùng cũng ra ngoài cánh đồng nằm lạnh lẽo trong 6 tấm ván hoặc chui vào lọ sành.
Đồng ý là phải có nhà cửa đàng hoàng nhưng đừng quá sức.
Thử hỏi, mỗi ngày bạn ở nhà mấy giờ đồng hồ và khi ở nhà thì hầu hết là lúc mình nhắm mắt.
Vì thế, nhà… to hay bé, xấu hay đẹp cũng không có gì khác nhau là mấy."
Hơn nữa, nhiều người xây nhà to với mục đích khoe khoang cho cả thiên hạ biết mà mặc kệ điều kiện tài chính của gia đình thì chỉ ngày ngày cắm mặt làm việc, chạy vạy khắp nơi để trả món nợ nhà to. Ấy thế đâu phải là sống để hưởng thụ nữa, mà là sống để làm khổ mình.
Đừng quên là, sau một ngày đi làm mệt mỏi, bạn muốn trở về một nơi ấm áp quen thuộc, thoải mái là điều kiện trước nhất, chứ không phải một nơi rộng rãi mà luôn cảm thấy tâm trạng bất ổn!
2. Cho con cái quá nhiều
"Người Việt Nam có câu "Hi sinh đời bố, củng cố đời con". Thế nên, nhiều người có bao nhiêu cho con hết. Cho nhiều quá nên con cái chẳng biết tự lo gì, có khi 30 tuổi rồi vẫn còn phụ thuộc vào cha mẹ.
Hơn nữa, nếu bạn cho con cái quá nhiều mà không lo được gì cho mình thì về già bạn sẽ làm cho con bạn phải khổ bởi bạn trở thành gánh nặng của chúng, đấy là chưa nói gì đến khi ốm đau, bệnh tật.
Cho con vừa thôi và quan trọng là cho nó thành NGƯỜI, cho khả năng tự lập mới là quan trọng. Có cho nhiều thì cũng đừng cho hết, hãy giữ lại một phần để tự lo cho bản thân khi tuổi cao, sức yếu để con cháu đỡ khổ.
Đừng quên rằng, tiền bạc là quyền lực của người già."
Vốn biết cha mẹ luôn muốn bảo vệ con nhiều nhất có thể nhưng con cái đến tuổi phải lập nghiệp mà không vẫn quen thói dựa dẫm, sợ hãi cuộc sống xô bồ thì đến lúc cha mẹ không còn trên đời thì sẽ chỉ trở thành kẻ ăn bám của xã hội mà thôi.
Dù thương con đến thế nào thì cha mẹ nên để con được vấp ngã, được chông chênh trên đường đời. Có như thế, con cái mới có cơ hội được lớn lên, được trưởng thành, con cái mới biết yêu thương, kính trọng cha mẹ.
Tiền bạc có nhiều, cha mẹ nên giữ lại cho mình để dưỡng già, hưởng thụ, đi du lịch, đi ăn những món ngon, bù lại những ngày tháng đã làm việc vất vả, quần quật để nuôi các con. Các con một khi đã thực sự trưởng thành cũng chỉ mong cha mẹ hãy dành tiền để sống một cuộc sống cha mẹ mong muốn khi về già!
3. Tự móc túi mình khi vào bệnh viện
"Nhiều người chúng ta, cứ mải mê làm ăn, tích cóp mà không nghĩ cách bảo vệ tiền bạc của mình. Vì thế, đến khi vào bệnh viện, thay vì có chỗ họ phải trả tiền cho mình chăm sóc sức khỏe thì hầu hết chúng ta lại phải tự móc túi mình ra mà chi phí.
Đó là lý do đã thoát nghèo rồi lại bị tái nghèo. Khổ thân!"
Dành cả đời để suy nghĩ làm sao để có đủ tiền để sống đủ, để rồi đến cuối đời lại chẳng thể tiếp tục suy nghĩ như vậy nữa, chỉ mong sao có đủ tiền để trả viện phí, trả tiền thuốc men. Làm việc cật lực cả đời, cuối cùng chỉ mong có được một chỗ nằm trong bệnh viện.
Sức khỏe lúc nào cũng phải được đặt lên hàng đầu. Vẫn biết là có tiền thì trang trải được cuộc sống, nhưng không có sức khỏe thì nhiều tiền đến mấy, cuộc sống cũng chẳng vui. Vậy nên, trong cuộc sống, điều gì nên thử thì hãy thử làm, còn điều gì cần tránh thì đừng nên làm để không phải tiếc nuối về sau!