• Trang chủ
  • > Sách
  • > Cuộc sống
  • > Bác sĩ đúc kết nguyên tắc sống khỏe theo dãy số: Hãy áp dụng để khỏe mạnh suốt đời
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Bác sĩ đúc kết nguyên tắc sống khỏe theo dãy số: Hãy áp dụng để khỏe mạnh suốt đời

Bác sĩ đúc kết nguyên tắc sống khỏe theo dãy số: Hãy áp dụng để khỏe mạnh suốt đời

  • Tác giả:
  • Thể loại: Cuộc sống
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 01/01/1970
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Các chuyên gia sức khỏe trên thế giới nghiên cứu và đúc kết Công thức 8 thói quen sống được sắp xếp theo số thứ tự từ 1 đến 8. Bạn có thể ghi nhớ lại để thực hành mỗi ngày.


1. Đại tiện 1 lần/ngày

 
Ăn uống tốt là việc quan trọng, nhưng quan trọng hơn là "vào-ra" phải thuận lợi. Cách tốt nhất là nên duy trì tối thiểu mỗi ngày đi đại tiện một lần, đặc biệt là người cao tuổi thì càng nên phải chú ý điều này.
 
Nguyên tắc:
 
Hãy cố gắng dần dần tăng lượng chất xơ vào thực đơn hàng ngày. Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ khuyến cáo người lớn nên ăn 20-35g chất xơ mỗi ngày, bệnh nhân bị táo bón ít nhất 30g trở lên.
 
Chất xơ có nhiều trong các thực phẩm chứa carbohydrate như các loại hạt, trái cây và rau quả, pho mát, rau chân vịt và khoai tây. Đây là những món ăn có thể thúc đẩy nhu động ruột, giúp tạo ra cảm giác buồn đi ngoài.
 
Để tránh những phản ứng bất lợi trong quá trình hấp thụ chất xơ, bạn nên tăng dần lượng chất xơ hàng ngày để cơ thể có đủ khả năng tiêu hóa.
 

2. Ngủ 2 lần/ngày

 
Người càng lớn tuổi chất lượng giấc ngủ càng kém đi. Nếu ban đêm bạn ngủ không đủ giấc thì nên ngủ thêm vào ban ngày để duy trì thời gian ngủ đủ. Thời gian ngủ của mỗi người dựa trên nhu cầu cá nhân của cơ thể, cách nhận biết ngủ đủ là khi bạn ngủ dậy dễ dàng, không còn cảm giác muốn ngủ thêm.
 
Nguyên tắc:
 
Giáo sư Friedman, Đại học Stanford (Mỹ) cho rằng, mỗi người nên ngủ trưa 30 phút mỗi ngày, có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch vành 30%, đặc biệt là người cao tuổi.
 
Các nhà khoa học Mỹ phát hiện ra rằng, một giấc ngủ ngắn 24 phút có thể làm tăng độ nhạy tổng thể của tâm trí lên tới 54%. Chuyên gia về giấc ngủ trị liệu Na Ruina-Orem Abraham thuộc Học viện Allegheny (Mỹ) nói: "Thậm chí nếu bạn không thực sự rơi vào giấc ngủ thì chỉ cần nằm xuống thư giãn não cũng sẽ nhận được rất nhiều lợi ích".
 

3. Lao động ít nhất 3 giờ/ngày

 
Khi càng cao tuổi, bạn càng nên chú ý đến thời gian lao động thay vì nghỉ ngơi nhàn rỗi hoàn toàn. Khi trẻ, bạn làm việc điều độ trong phạm vi sức khỏe của mình. Khi tuổi cao hơn, nghỉ hưu vẫn nên duy trì thời gian làm việc, hoạt động khoảng ít nhất 3 giờ/ngày.
 
Bạn có thể tìm những công việc mà mình muốn làm, đơn giản như đọc báo, ca hát hoặc tình nguyện viên từ thiện, các công tác xã hội.
 
Nguyên tắc:
 
Bạn nên tập thể dục trong phạm vi sức khỏe cho phép, không nên làm việc liên tục trong thời gian dài. Trong quá trình làm việc nên dừng lại nghỉ ngơi để phòng các bệnh về đau lưng, cột sống, tim và các vùng cơ bắp khác.
 
Kể từ ngày 1/6/2012, Chính phủ Singapore tăng tuổi lái xe taxi cho người đã nghỉ hưu từ 73 lên 75 tuổi, mục đích là để cho những lái xe taxi khỏe mạnh vẫn tiếp tục lái xe. Ngoài các tài xế, ở các ngành khác cũng đều sử dụng lao động cao tuổi từ 60-70 tuổi.
 

4. Ăn 4 bữa/ngày

 
Ngoài việc ăn cơm 3 bữa chính, bạn nên sắp xếp thời gian để ăn thêm một bữa phụ, đảm bảo sức khỏe. Bữa ăn nhẹ này nên thực hiện vào giữa buổi chiều, vừa bổ sung năng lượng, vừa có tác dụng giúp bạn ăn các bữa ăn khác ít hơn.
 
Nguyên tắc:
 
Giáo sư Peggy Anderson, Trung tâm Nghiên cứu lão hóa, Đại học Bắc Carolina (Mỹ) cho rằng, khi có tuổi, bạn nên duy trì thói quen ngủ sớm dậy sớm. Vì thế nên đẩy thời gian ăn sáng sớm hơn, ví dụ vào lúc 7h. Các bữa sau ăn lúc 11 giờ, 3 giờ chiều và 7 giờ tối.
 
Nếu bữa sáng bạn ăn tối muộn thì khoảng 3 giờ chiều bạn nên chú ý ăn bổ sung đồ ăn nhẹ hoặc uống thêm trà, bánh.
 

5. Uống 5 cốc nước/ngày

 
Người cao tuổi dễ bị mất nước, vì thế cần chủ động uống nước thay vì chờ khát mới uống. Buổi sáng sau khi ngủ dậy uống một cốc, buổi trưa và chiều tối nên chia thời gian uống thêm 4 cốc. Mỗi ngày tối thiểu 5 cốc. Bạn có thể uống ít nước nhưng không được phép quên uống nước.

Nguyên tắc:
 
Sau một đêm ngủ dài, cơ thể tiêu hao nhiều nước sẽ dẫn đến bị thiếu hụt sau khi thức dậy, vì vậy ngủ dậy nên uống ngay 1 cốc. Việc này có thể đề phòng hiệu quả hiện tượng tăng huyết áp, đột quỵ vào buổi sáng.
 
Khoảng 1 tiếng trước khi ăn trưa và ăn tối, lúc bụng đói bạn nên uống thêm nước. Việc này vừa có thể cung cấp lượng nước cơ thể cần, vừa có thể giúp cho hệ tiêu hóa phân giải thức ăn một cách thuận lợi, đồng thời tăng cảm giác ngon miệng cho bữa ăn tiếp theo, giúp hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.
 
Khoảng 2-3 giờ trước khi đi ngủ bạn uống nước thêm một lần nữa để hỗ trợ việc pha loãng máu, thúc đẩy tuần hoàn máu, phòng tránh máu vón cục. Nhưng cố gắng uống ít ngay trước khi đi ngủ để tránh đi tiểu đêm nhiều lần. Thừa nước cũng có thể khiến khuôn mặt nặng nề hơn vào hôm sau.
 

6. Vận động 60 phút/ngày

 
Mỗi ngày bạn nên vận động đủ 60 phút để cải thiện tình trạng sức khỏe một cách khoa học. Thời gian tập do bạn quyết định, nhưng có thể tập ngay trong nhà vào buổi sáng sau khi ngủ dậy bằng các bài tập như chạy tại chỗ, yoga, vận động tay chân. Nếu duy trì được sẽ giúp bạn có được tinh thần sung mãn trong cả ngày.

Nguyên tắc:
 
Con người thuộc nhóm động vật nên buộc phải vận động mới có thể tồn tại, vận động đúng cách không chỉ sống khỏe mà còn có cơ hội sống thọ .
 
Người cao tuổi có thời gian thì nên vận động đều đặn, ra ngoài giao lưu với bạn bè, tập thể dục trong công viên, đi bộ hoặc các hoạt động cộng đồng khác.
 
Duy trì trạng thái vui vẻ và tập thể dục đều đặn là vô cùng quan trọng. Nên nhớ rằng trò chuyện, tán gẫu cũng là một cách vận động, rèn luyện trí não.
 

7. Không chỉ xem mỗi bản tin thời sự lúc 7 giờ tối

 
Nhiều người chỉ dành thời gian xem thời sự vào lúc 7 giờ tối mà quên rằng bạn có thể cập nhật tin tức ở rất nhiều kênh khác nhau.
 
Người càng cao tuổi bao nhiêu, càng cần cập nhật thông tin mới nhiều hơn để không bị lạc hậu tin tức với thời cuộc, rời xa dòng chảy xã hội.
 
Nguyên tắc:
 
Nếu chỉ xem thời sự trên tivi, bạn có thể sẽ bị bỏ lỡ rất nhiều thông tin cần thiết khác. Vì vậy, có thể đọc sách, vào mạng xã hội, chơi cờ, đi hát, đi du lịch và các loại hình sinh hoạt tập thể văn hóa khác.
 
Chúng ta cần đuổi kịp sự phát triển thông tin nhanh nhạy trên thế giới, đi nhiều nơi, gặp nhiều người, hiểu thấu thiên hạ thì mới có thể thông tuệ, minh mẫn.
 

8. Ăn 8 loại thực phẩm/ngày

 
Lựa chọn thực phẩm đa dạng và ăn uống cân bằng là tiêu chí đảm bảo sức khỏe ổn định. Khi có tuổi thì bạn càng cần phải tuân thủ nguyên tắc này.
 
Thực đơn nên chọn tối thiểu 8 loại thực phẩm/ngày gồm trứng, sữa, cá, thịt theo định lượng vừa đủ. Ăn nhiều rau củ quả trái cây, nấm và các chế phẩm từ đậu.
 
Nguyên tắc:
 
Làm sao để lựa chọn thực phẩm một cách cân bằng và khoa học? Theo chuyên gia dinh dưỡng Mỹ Christopher Gans khuyên, bạn có thể chọn thực phẩm theo màu sắc như sau:
 
Trắng - sữa, bắp cải , súp lơ.
 
Đỏ - cà chua, cà rốt, dâu tây, táo.
 
Xanh lá cây - rau diếp, đậu lăng, rau chân vịt.
 
Vàng - cà rốt, khoai lang, ngô, bí, đậu tương.
 
Tím/Đen - bắp cải tím, chocolate đen, quế.
 
 
Tuổi thọ của một người không ai có thể đảm bảo được, nhưng việc duy trì những thói quen tốt có thể mang lại một sức khỏe tốt, cơ thể khỏe mạnh thì mới có thể theo đuổi mục tiêu tuổi thọ, từ đó mới có cơ hội sống thọ.
Bạn nên đọc
Quảng cáo