• Trang chủ
  • > Sách
  • > Kỹ năng sống
  • > Bài học của đời người chỉ gói gọn trong 2 chữ: Khiêm tốn
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Bài học của đời người chỉ gói gọn trong 2 chữ: Khiêm tốn

Bài học của đời người chỉ gói gọn trong 2 chữ: Khiêm tốn

  • Tác giả:
  • Thể loại: Kỹ năng sống
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 01/01/1970
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Người khiêm tốn là người có đại trí huệ, có thể giữ vững mình, không vì danh lợi mà đánh mất bản tính. Khiêm tốn là trạng thái của người tu tâm dưỡng tính, là một cảnh giới cao thượng.


Người khiêm tốn là người không tầm thường

 
Khiêm tốn chính là hạ thấp bản thân, đối với người nào cũng đều như thế, không phân biệt nam nữ già trẻ, nghề nghiệp, thân phận, đều là khiêm nhường lễ phép.
 
Hạ thấp bản thân là để vượt qua sự kiêu ngạo trong tâm. Người tu tâm dưỡng tính phải khiêm tốn, vì khiêm tốn cho phép người ta chấp nhận ý kiến và phê bình của người khác, và chỉ khi đó người ta mới có thể hướng nội, suy xét lại bản thân mình và thực sự đề cao tâm tính.
 
Khiêm tốn giúp cho tâm trí của con người được lý trí và thanh tỉnh, đồng thời cũng tăng cường chủ ý thức. Một tâm trí thanh tỉnh và lý trí có thể phân biệt được tốt xấu, vượt qua tính kiêu ngạo bằng ý chí mạnh mẽ. Khiêm tốn thể hiện trong sự thuần tịnh, tử tế và khoan dung của một người có hàm dưỡng vì nó là biểu hiện của sự tôn trọng thực sự đối với tất cả mọi người. Vì vậy một người khiêm tốn sẽ có được sự yêu mến và tôn trọng của người khác.
 

Đối lập với khiêm tốn là kiêu ngạo

 
Nếu một người không khiêm tốn thì hẳn là người kiêu ngạo. Người kiêu ngạo sẽ xem thường và hay đổ lỗi cho người khác. Họ chỉ nhìn thấy thiếu sót và sai lầm của người khác, và cuối cùng sẽ đi theo con đường sai lệch.
 
Người kiêu ngạo có quá nhiều ma tính trong tâm như oán hận, tật đố, tranh đấu và tham lam. Vì vậy chủ ý thức của họ rất yếu. Họ thường bị ma quỷ và các nhân tố bên ngoài thao túng. Họ dễ tự ti, xa rời các tiêu chuẩn đạo đức và làm ra những việc gây tổn thương người khác hoặc thậm chí còn huỷ hoại gia đình của chính mình.
 
Người kiêu ngạo thường ích kỷ và không hài lòng với người khác. Do đó, người khác cảm thấy khó hòa hợp với họ. Vì thế người kiêu ngạo thường bị cô lập.
 
Nếu người ta không thể đánh bại tính kiêu ngạo, thì sao kiêu ngạo có thể bị chinh phục?
 

Khiêm tốn là cảnh giới cao thượng của một người có hàm dưỡng

 
Người đại trí huệ là người khiêm tốn.
 
Người có đạo đức có tu dưỡng là người khiêm tốn.
 
Người biết hướng nội, có thể chiến thắng mình là người khiêm tốn.
 
Khiêm tốn là trạng thái của người tu tâm dưỡng tính, là một cảnh giới cao thượng.
 

Dưới đây là câu chuyện bài học về lòng khiêm tốn

 
Từ Đạt khiêm nhường chính trực, không phô trương, kể lể công lao, đến khi chết được Vua dân thương tiếc hết lòng
 
Từ Đạt sống ở Hào Châu dưới thời nhà Minh, ngay từ thuở nhỏ đã kiên cường bất khuất, dũng mãnh hơn người. Sau này ông trở thành công thần dựng nước của triều Minh, được phong tước là Quốc Công, làm quan đến chức Thừa tướng.
 
Từ Đạt đi chinh chiến khắp nơi, dẹp yên bờ cõi, mỗi năm đều ra trận từ mùa xuân, đến cuối đông mới quay trở về. Sau khi trở về Từ Đạt dâng trả tướng ấn, hoàng đế Chu Nguyên Chương ban cho ông thời gian nghỉ ngơi, làm yến tiệc khoản đãi ông, xem ông như một người anh em từ thuở hàn vi. Từ Đạt được vua tin yêu, lại có công lao thành tích to lớn như thế nhưng không hề bởi vậy mà kiêu ngạo và buông thả, trái lại còn càng ngày càng khiêm tốn hơn. Đức hạnh tu dưỡng của ông quả là đáng khâm phục.
 
Hoàng đế có lần ôn tồn bảo: “Từ huynh công lao rất lớn, nhưng chưa hề được an cư ổn định. Có thể ban thưởng Cựu Để cho ông ấy”. Ý của nhà vua là ban thưởng những dinh thự thời còn làm Ngô Vương cho Từ Đạt, nhưng ông nhất quyết từ chối. Hoàng đế thấy ông khiêm tốn như thế rất vui, bèn sai người xây dựng ngay tại phía trước Cựu Để một dinh thự tặng ông, trong miếu thờ của dinh thự ghi rõ 2 chữ “Công lớn”.
 
Từ Đạt trong lĩnh vực cầm quân thì rất nghiêm minh, suy xét tinh tế. Ông còn có thể đồng cam cộng khổ với tướng sỹ, ai nấy đều rất kính phục ông. Vì thế mà trong chiến trận ông luôn luôn chiến thắng. Ông cũng không bao giờ giết oan người vô tội, không tham lam không bạo ngược, còn nghiêm khắc cấm binh lính xâm phạm và bạo lực đối với các tù binh. Ông nghiêm cấm quân đội làm tổn thương và quấy rối dân chúng, khiến ai nấy đều kính trọng. Trở lại triều đình, ông cũng chẳng nói kể gì công lao, chẳng phô trương thanh thế. Lúc đi đâu ông thường tự mình đánh xe, còn khi ở nhà ông có cuộc sống hết sức bình thường giản dị, dễ gần. Ông rất trọng đãi các Nho sinh, đối với họ rất hòa thuận và vui vẻ.
 
Hoàng đế từng ca ngợi Từ Đạt: “Vâng mệnh xuất chinh ra trận, thành công khải hoàn mà không hề kiêu ngạo phô trương, không đam mê nữ sắc, không tham tiền của, thanh liêm chính trực, trong sáng tuyệt vời như nhật nguyệt, thì chỉ có Đại tướng quân mà thôi”.
 
Đáng buồn thay, từ cổ chí kim, bao nhiêu người bởi tranh công đoạt lợi, kể lể công lao rồi sinh lòng kiêu ngạo, xa hoa phóng túng. Nhẹ thì bị giáng chức lưu đày, nặng thì tự mang tới họa sát thân, không được chết một cách yên lành. Như Từ Đạt không kiêu căng tự mãn, cung kính, khiêm tốn như vậy, quả là đáng quý, cho nên từ trên xuống dưới, từ Hoàng đế cho đến bình dân trăm họ đều vô cùng kính phục ông. Sau khi ông qua đời, Hoàng đế tạm thôi thiết triều, đích thân tới dự tang lễ, thương tiếc đau buồn mãi không thôi. Vua truy phong ông làm Trung Sơn Vương, đích thân viết văn bia cho mộ của ông. Vua sai người phụ lễ tại Thái miếu, ở miếu Công thần thì sai người vẽ chân dung của ông. Hoàng đế còn ban tặng tước Vương cho gia đình ông.
Bạn nên đọc
Quảng cáo