- Trang chủ
- > Sách
- > Kỹ năng sống
- > Bạn có hiểu ý nghĩa của sự im lặng?
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
Bạn có hiểu ý nghĩa của sự im lặng?
- Tác giả:
- Thể loại: Kỹ năng sống
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 01/01/1970
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Người ta thường nói: Im lặng là vàng. Nhưng liệu im lặng có là vàng khi im lặng chính là một thứ vũ khí có thể hủy hoại nhiều mối quan hệ. Im lặng có thể là một sự đáng sợ.
Im lặng là một ngôn ngữ. Im lặng có thể trả lời một vài câu hỏi tế nhị. Tuy nhiên đối phương vẫn sẽ cảm thấy hài lòng vì ngôn ngữ hình thể sẽ thể hiện câu trả lời đối phương cần. Đó là khi hai đối tượng được gặp nhau. Nhưng nếu như sự im lặng cộng với khoảng cách và thời gian, đối phương sẽ không coi sự im lặng là vàng nữa mà đó sẽ là sự tra tấn, trừ phi đối phương giải mã được sự im lặng ấy.
Bạn biết đấy, khi một người im lặng, người còn lại sẽ phải đoán xem tại sao người kia im lặng. Khi đoán về sự im lặng của nhau, có rất nhiều sự lầm tưởng. Không phải lúc nào đối phương cũng tinh tế hiểu được sự im lặng của bạn là khách quan (bận việc, hết pin, sóng yếu, ngoài vùng phủ sóng…). Đôi khi, ngay cả với những bạn có thừa sự tinh tế cần thiết, sự im lặng của người kia vẫn khiến họ mất tập trung vào công việc.
Bạn có thật sự hiểu ý nghĩa của sự im lặng?
1. Im lặng là trạng thái không muốn giao lưu tiếp xúc với ai
Chúng ta, ai cũng đều có những lúc tâm trạng không vui. Tâm trạng ấy đến từ nhiều áp lực trong cuộc sống. Khi chúng ta thất tình, chúng ta cũng thường hay rơi vào trạng thái im lặng hàng giờ, hàng ngày vì nỗi buồn chất chứa trong tim quá nhiều. Và chúng ta không muốn nói chuyện hay giãi bày với ai. Chúng ta muốn được yên thân một mình tự gặm nhấm nỗi buồn. Đây có lẽ là trường hợp phổ biến nhất. Bạn nên nhớ, bạn không thể không tiếp xúc ai đó cả đời được.
2. Chiến tranh lạnh trong tình yêu là một trạng thái của sự im lặng
Trước khi bước vào một cuộc chiến tranh lạnh như thế này, hẳn một trong hai người yêu nhau đã thể hiện rất nhiều quan điểm. Những quan điểm ấy có thể bằng lời nói hoặc hành động ẩn ý một cách khéo léo về những điều họ không hài lòng ở đối phương; và đối phương không tỏ ra tiếp thu. Nếu sự giao tiếp chỉ là ẩn ý và đối phương không hiểu, chúng ta cần phải có những cuộc nói chuyện đi thẳng vào vấn đề trước khi một cuộc chiến tranh lạnh thật sự xảy ra.
Tuy nhiên, một khi cặp đôi không thể tìm được tiếng nói chung, chiến tranh lạnh của sự im lặng dai dẳng chính là dấu hiệu chuẩn bị kết thúc một cuộc tình. Nếu điều đó thật sự xảy ra, phải chăng tình yêu đó thật sự không dành cho bạn? Tình yêu là một mối quan hệ cần sự giao tiếp, cần sự cởi mở và cần sự thông hiểu.
Công việc cũng vậy, mọi sự im lặng không giao tiếp chân thành sẽ khiến mọi việc chỉ trở nên rắc rối.
3. Im lặng vì bị bức xúc đến cùng cực. Im lặng là sự chán nản
Dạng thứ ba của im lặng chính là khi bạn bức xúc đến cùng cực. Khi bạn bức xúc ở mức độ vừa phải, bạn sẽ cất tiếng nói để trải lòng hết tâm tư, sử dụng tất cả lý lẽ và sự thật cần thiết với mong muốn được người nghe thấu hiểu, đón nhận và đồng cảm. Nhưng nếu người nghe không thể hiện thái độ họ thật sự muốn lắng nghe, tức họ nghe cho có nhưng không nhập tâm và không muốn hiểu điều bạn đang muốn truyền đạt, thì mức độ bức xúc thông thường ấy sẽ chuyển thành cùng cực. Có thể họ kém cỏi không hiểu thật, mà có thể đối phương cố tình không muốn hiểu. Họ không thèm hiểu và đoái hoài đến cảm xúc và cảm nghĩ của bạn có lẽ vì họ không còn muốn quan tâm tới bạn nữa trên mọi phương diện, hoặc có thể họ không có lý do cần phải quan tâm và đề cao điều bạn muốn nói. Trong trường hợp này bạn có thể chuyển biến sang tâm trạng không thèm nói nữa, bạn chán nản vì có nói nữa cũng chẳng giải quyết được gì.
4. Im lặng là sự từ chối
Sau khi đi phỏng vấn về, bạn chờ mãi chờ hoài nhưng không có kết quả phản hồi từ nhà tuyển dụng: bạn đã bị từ chối. Khi bạn đề xuất một ý tưởng với ai đó và không được họ hưởng ứng, thường họ sẽ im lặng hoặc lái câu chuyện sang một chủ đề khác. Trường hợp khác, khi bạn nhắn tin cho một ai đó với mục đích tán tỉnh mà không được họ hồi âm, tức bạn nên hiểu họ không có hứng thú với bạn và thật sự không muốn bị phiền phức: đó cũng là một sự từ chối.
5. Im lặng đôi khi là thái độ tiếp thu và lắng nghe
Vâng, đây chính là sự im lặng đáng giá ngàn vàng. Khi bạn sai, hoặc cảm thấy mình sai, sự im lặng lắng nghe mọi sự chỉ dẫn, mọi sự mắng mỏ từ người bạn đã phạm lỗi hoặc từ người chỉ ra điểm sai lầm của bạn là điều cần thiết. Đây chính là lúc phát huy thế mạnh của sự im lặng là vàng, kết hợp một vài ngôn ngữ hình thể và nét mặt chứng tỏ bạn cũng cảm thấy ân hận.
Đôi khi để lắng nghe đến chăm chú một thông tin bổ ích nào đó, sự im lặng trong trường hợp này thể hiện sự tập trung của bạn. Bạn biết đấy, khi nói chuyện với nhau, một trong hai người phải im lặng lắng nghe người kia nói. Và khi bạn im lặng đồng nghĩa với việc bạn đã tạo ra cơ hội và điều kiện cho mình tiếp nhận thật nhiều thông tin hữu ích thông qua các cơ quan thính giác và thị giác.
6. Im lặng để tìm cách giải quyết vấn đề
Không phải ai cũng nhạy trong việc đưa ra quyết định, đặc biệt là những quyết định quan trọng và tế nhị. Có câu “nói trước bước không qua” nên không phải việc gì cũng cần phải nói ra hoặc phải giải trình với một ai đó. Sự im lặng trong khoảng thời gian cần thiết có thể cho ta không gian để suy nghĩ, để trải nghiệm, để đánh giá tình huống, để chuẩn bị tâm thế, và để tìm ra hướng giải quyết.
Tạm kết:
Bạn có thể chọn im lặng để giải quyết một số vấn đề, tùy từng trường hợp cụ thể, tùy nhu cầu bạn muốn đối phương sẽ suy nghĩ như thế nào về bạn hay bạn muốn đối phương sẽ phản ứng ra sao đối với bạn. Nếu bạn muốn đối phương ghét bạn: hãy im lặng. Nếu bạn muốn đối phương hiểu bạn đang lắng nghe: hãy im lặng. Nếu bạn muốn đối phương tránh không làm phiền bạn: hãy im lặng. Tuy nhiên suy cho cùng, im lặng không phải là cách hay nhất để giải quyết mọi vấn đề.
Bài viết hay cùng chủ đề:
- 6 giá trị của sự im lặng