• Trang chủ
  • > Sách
  • > Cuộc sống
  • > Bận rộn chính ra lại có lợi cho sức khỏe
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Bận rộn chính ra lại có lợi cho sức khỏe

Bận rộn chính ra lại có lợi cho sức khỏe

  • Tác giả:
  • Thể loại: Cuộc sống
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 01/01/1970
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Từ xưa đến nay, khi nói đến trường thọ người ta đều cho rằng nó phụ thuộc vào yếu tố di truyền và phương thức sinh hoạt. Nhưng thuốc trường thọ rẻ nhất trên thế giới không ngờ lại rất đơn giản, nó chỉ nằm ở hai chữ “bận rộn”.


Bận rộn chính ra lại có lợi cho sức khỏe 

 

1. Giảm bớt áp lực 

 
Người bận rộn sẽ không sinh ra cảm giác cô độc và uất ức, bận rộn có thể giúp xua đi cảm giác tiêu cực, giảm bớt áp lực. 
 

2. Tâm tình vui vẻ 

 
Làm cho bản thân có chỗ dựa vào, có mục tiêu, giữ được tâm tình vui vẻ, thân thể cũng sẽ càng khỏe mạnh.
 

3. Thông khí huyết

 
Lúc bận rộn, cơ thể hoạt động nhiều, làm cho khí huyết toàn thân được lưu thông, có lợi cho sức khỏe của cơ thể.
 

4. Đầu óc minh mẫn 

 
Người già bận rộn sẽ có lợi cho khả năng nhận thức, so với người quá nhàn rỗi, người bận rộn thường có khả năng nhận thức tốt hơn, có thể xử lý thông tin một cách nhanh chóng, cũng có trí nhớ và khả năng suy luận tốt hơn. 
 

5. Đề cao sức đề kháng của thân thể 

 
Người trong lúc bận rộn, hệ thống miễn dịch của cơ thể cũng ở vào trạng thái “tổng động viên”, có tác dụng đề cao khả năng miễn dịch, phòng tránh được bệnh tật. 
 

Phương pháp làm cho bản thân bận rộn

 

1. Không lười biếng

 
Duy trì được thói quen làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, lúc ngủ thì ngủ cho ngon giấc, lúc dậy thì phải dậy ngay, không được ngủ nướng, trong công việc và cuộc sống phải sắp xếp ngăn nắp rõ ràng. 
 

2. Thường xuyên vận động 

 
Mỗi tuần duy trì thói quen vận động từ 3 đến 5 lần, ví dụ như đi bơi, chơi bóng, v.v. giúp cải thiện sức khỏe để thích ứng được với công việc bận rộn. 
 

3. Không phải cứ suốt ngày bận rộn

 
Không phải cứ loay hoay suốt ngày đêm không ngủ được, mà là cả đời đều có chuyện để làm. 
 

4. Nuôi dưỡng một loại hứng thú

 
Người già nên nuôi dưỡng cho mình một loại hứng thú, ví dụ như chơi đàn, đánh cờ, thư pháp, hội họa, du lịch, v.v. Có thể thông qua hứng thú mà học tập, trong lúc bận rộn mà vẫn có thể nhàn nhã, lại tìm được niềm vui cho chính mình.
 

Tại sao có người bận rộn thì thấy mệt mỏi, có người lại thấy vui vẻ nhàn nhã? 

 
Có thể thông qua hứng thú mà học tập, trong lúc bận rộn mà vẫn có thể nhàn nhã, lại tìm được niềm vui cho chính mình.
 
Có một câu chuyện như sau: Một hành giả hỏi lão hòa thượng: “Trước khi đắc Đạo, ngài làm gì?”
 
Lão hòa thượng: “Đốn củi, gánh nước, nấu cơm”.
 
Hành giả hỏi: “Vậy đắc Đạo rồi thì sao?”
 
Lão hòa thượng: “Đốn củi, gánh nước, nấu cơm”.
 
Hành giả lại hỏi: “Vậy thì có gì khác với lúc chưa đắc Đạo?”
 
Lão hòa thượng: “Trước khi đắc đạo, khi đốn củi thì lo lắng đến gánh nước, lúc gánh nước lại nghĩ chuyện nấu cơm; đắc Đạo rồi, đốn củi thì cứ đốn củi, gánh nước thì là gánh nước, nấu cơm thì cứ nấu cơm”.
 
Thường những người khi về già rồi mới có thể tìm thấy niềm vui trong bận rộn, vì những danh lợi tình nơi xã hội cũng đã trải qua hết rồi, bây giờ làm việc cũng chỉ là nhâm nhi về kiếp nhân sinh, không cần phải cố gắng làm đến mệt mỏi để đạt được một điều gì đó. 
 
Nhìn bề ngoài tuy cũng bận rộn giống như những người trẻ tuổi nhưng tâm thái lại khác nhau hoàn toàn, làm mà không suy nghĩ nhiều, cũng không truy cầu được mất, làm chỉ để mà làm, như vậy mới tìm thấy được niềm vui trong công việc.
 
Người trẻ tuổi nếu có thể sớm nhận thức đến điểm này, thì nhân sinh cũng sẽ trôi qua nhẹ nhàng hơn, không phải quá lao tâm khổ tứ. 
 
Chẳng phải vẫn có câu: “Sinh tử hữu mệnh, phú quý tại thiên”, ngụ ý rằng sinh tử hay vận mệnh của một người đều đã được ông trời sắp đặt hết rồi, làm mà không mong cầu, bận rộn mà không loạn, sống một cuộc đời nhàn nhã, thong dong.
Bạn nên đọc
Quảng cáo