- Trang chủ
- > Sách
- > Kỹ năng sống
- > Bí kíp giúp bạn đọc suy nghĩ của bất kỳ ai
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
Bí kíp giúp bạn đọc suy nghĩ của bất kỳ ai
- Tác giả:
- Thể loại: Kỹ năng sống
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 01/01/1970
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Người xưa có câu: “biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Trong giao tế hàng ngày, nếu bạn có thể đọc được suy nghĩ của người khác thì thật tuyệt vời, vì nó sẽ giúp bạn tránh mắc phải những sai lầm và chủ động hơn trong cuộc sống. 7 bí kíp sau đây sẽ giúp bạn có khả năng thâm nhập vào suy nghĩ đối phương và đọc vị bất kỳ ai:
1. Bí kíp “sự kiện mâu thuẫn”
Bí kíp này cho rằng, nếu nghi ngờ ai đó là kẻ dối trá, bãn hãy kể cho họ những gì bạn biết về hành động dối trá rồi thêm thắt một vài chi tiết mà bạn chắc chắn kẻ đó biết là sai.
Chẳng hạn, nếu muốn biết một đứa bé có ăn vụng bánh ngọt trong tủ hay không, bạn chỉ cần hỏi rằng có phải nó ăn vụng kẹo trong tủ lạnh không? Bạn thừa biết trong đó không có kẹo và nếu đứa trẻ bám vào chi tiết cái kẹo và trả lời rằng“làm gì có kẹo trong tủ chứ!”thì bạn có lý do để nghi ngờ nó. Đơn giản vì thông thường, kẻ gian dối có xu hướng đánh lạc hướng suy nghĩ người khác bằng cách bám vào các chi tiết vô lý mà hắn biết chắc.
2. Bí kíp “lời khuyên”
Nếu đang nghi ngờ ai đó, bạn hãy hỏi lời khuyên của họ về vấn đề mà bạn đang nghi ngờ. Nếu người đó tự nhiên, vui vẻ bàn luận về câu chuyện thì có lẽ bạn đã nhầm. Nhưng người đó cố ý che giấu thì khác, họ sẽ có những biểu hiện lạ nếu bị hỏi trúng “tim đen” và chỉ cần tinh ý một chút, bạn sẽ “bắt thóp” được suy nghĩ của họ.
3. Bí kíp “gây chú ý”
Có thể hình dung cách này qua một ví dụ kinh điển: Khi muốn điều tra ai là kẻ đã bán thông tin nội bộ của công ty cho đối thủ cạnh tranh, hãy cho các đối tượng tình nghi xem khoảng 3,4 cái tên về những đối thủ cạnh tranh, trong đó có kẻ mua thông tin nội bộ của công ty bạn.
Sau đó hãy hỏi các đối tượng nghi vấn xem họ nghĩ ai là thủ phạm để đánh lạc hướng và quan sát. Một cách tiềm thức, kẻ bán thông tin sẽ chú ý lâu hơn ở tên của kẻ hắn đã bán thông tin cho và tinh mắt là bạn đã đọc được sự thật ẩn giấu trong suy nghĩ của họ
4. Bí kíp lợi dụng đặc điểm người gian dối luôn cố tỏ ra mình trong sạch
Đối với vấn đề chỉ có một cách giải quyết duy nhất và ai cũng biết, hãy hỏi đối tượng khả nghi xem họ làm thế nào đối với điều ấy. Phần lớn kẻ dối trá sẽ tìm cách trả lời một cách lòng vòng và không mấy hiệu quả.
Chẳng hạn, một giám đốc phụ trách bán hàng nghi ngờ một trong những nhân viên kinh doanh của mình đang biển thủ công quỹ. Nếu hỏi trực tiếp “Có phải cô đang lấy trộm đồ của công ty?” sẽ khiến người bị nghi ngờ phòng bị ngay lập tức, việc muốn tìm ra chân tướng sự việc càng trở nên khó khăn hơn. Nếu cô ta không làm việc đó, dĩ nhiên cô ta sẽ nói với người giám đốc mình không lấy trộm. Ngược lại, dù có lấy trộm đi chăng nữa, cô ta cũng sẽ nói dối mình không hề làm vậy. Thay vào việc hỏi trực diện, người giám đốc khôn ngoan nên nói một điều gì đó tưởng chừng vô hại, như:
“Không biết cô có giúp được tôi việc này không. Có vẻ như dạo này có người trong phòng đang lấy đồ của công ty về nhà phục vụ cho tư lợi cá nhân. Cô có hướng giải quyết nào cho việc này không?”
Sau đó bình tĩnh quan sát phản ứng của người nhân viên.
Nếu cô ta hỏi lại và có vẻ hứng thú với đề tài này, anh ta có thể tạm an tâm rằng cô ta không lấy trộm, còn nếu cô ta đột nhiên trở nên không thoải mái và tìm cách thay đổi đề tài thì rõ ràng cô ta có động cơ không trong sáng.
Người giám đốc khi đó sẽ nhận ra sự chuyển hướng đột ngột trong thái độ và hành vi của người nhân viên. Nếu cô gái đó hoàn toàn trong sạch, có lẽ cô ta sẽ đưa ra hướng giải quyết của mình và vui vẻ khi sếp hỏi ý kiến của mình. Ngược lại, cô ta sẽ có biểu hiện không thoải mái rõ ràng và có lẽ sẽ cố cam đoan với sếp rằng cô không đời nào làm việc như vậy. Không có lí do gì để cô ta phải thanh minh như vậy, trừ phi cô là người có cảm giác tội lỗi…
5. Bí kíp “biểu lộ”
Bí kíp này cho rằng, con người có xu hướng loại bỏ mọi mối liên hệ tới việc mình đang che giấu mà không hề biết những hành động nhằm mục đích ấy chỉ khiến họ thêm bị nghi ngờ.
Chẳng hạn, nghi ngờ người thân mình lén hút thuốc, hãy giả vờ đọc báo và nói trước mặt người ấy một cách tình cờ:
“Thì ra là khi nghiện thuốc lá, người ta thường ít uống nước lắm”.
Nếu bỗng từ hôm đó người nghe thường xuyên cố ý uống nước trước mặt bạn thì có lẽ bạn có thể khẳng định chắc chắn suy nghĩcủa mình là đúng rồi đấy.
6. Bí kíp “tự tin và áp lực”
Bí kíp này khẳng định, thông thường, một người không giấu giếm hay làm điều gì sai trái sẽ rất thoải mái, tự tin trong bất cứ hành động nhỏ nhất nào. Thế nhưng, một người gian dối và sợ người khác phát hiện việc làm của mình thì luôn chịu áp lực cực lớn.
Các chuyên gia chứng minh rằng, khi thiếu tự tin, con người rất chú ý tới bản thân mình, ngay cả với những việc đơn giản như rót nước, kéo ghế ngồi… Những ánh mắt nhìn chăm chú, lấm lét liên tục, hành động chậm, cẩn trọng quá mức cần thiết… đó chính là lời tự tố giác hành vi sai trái của người khác nếu bạn tinh mắt để ý.