- Trang chủ
- > Sách
- > Khởi nghiệp
- > Bí mật biến Israel trở thành thiên đường startup đổi mới & sáng tạo bậc nhất thế giới
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
Bí mật biến Israel trở thành thiên đường startup đổi mới & sáng tạo bậc nhất thế giới
- Tác giả:
- Thể loại: Khởi nghiệp
- Nguồn: Theo Trí Thức Trẻ
- Ngày cập nhật: 20/04/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Là quốc gia bé nhỏ với dân số chỉ hơn 8 triệu người, Israel hiện nay đã trỗi dậy thành một cường quốc công nghệ trên thế giới với 93 công ty niêm yết trên sàn Nasdaq – nhiều hơn của tất cả Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ cộng lại. Chỉ tính riêng năm 2016, các nhà đầu tư đã rót 6 tỷ USD vào hơn 6.000 startup của Israel. Google, IBM, Apple và Intel cũng đều thiết lập trung tâm nghiên cứu và phát triển tại quốc gia này.
Nhiều người cho rằng chính hệ thống giáo dục là thứ đứng sau thành công của Israel. Tuy nhiên, cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục Israel Naftali Bennett lại cho rằng mặc dù các trường học của Israel đều tốt nhưng chiếc chìa khóa bí mật của Israel lại nằm ở một hệ thống giáo dục phụ đạo được thực hiện song song với hệ thống giáo dục truyền thống ở trường. Đây chính nơi trẻ em Israel được học cách trở thành những doanh nhân.
Hệ thống giáo dục phụ đạo của Israel bao gồm 3 yếu tố chính.
Yếu tố đầu tiên là sự cởi mở với tranh luận vốn đã có sẵn trong ADN của người Do Thái. Đã rất nhiều thế hệ trôi qua, người Do Thái đã học kinh Talmud theo phương pháp khác hoàn toàn với chuẩn mực lớp học thông thường. Thay vì ngồi nghe giảng bài, ý nghĩa của một bài văn phức tạp trong Talmud được các sinh viên lôi ra tranh luận theo cặp dưới sự dẫn dắt của một giảng viên.
Không giống như các thư viện phương Tây, các khu tự học của người Do Thái luôn ồn ào náo nhiệt. Bởi Talmud là một trong những bộ kinh phức tạp nhất trong lịch sử với những ý tưởng truyền dạy thậm chí chẳng liên quan gì đến hiện tại nên các sinh viên đều phải tham gia tranh luận, phân tích cặn kẽ các vấn đề từ mọi góc độ để tìm ra giải pháp. Không phải kết quả mà chính quá trình học hỏi mới là thứ mà người Do Thái coi trọng nhất.
Yếu tố thứ hai là mô hình “học thầy không tày học bạn” phổ biến ở các tổ chức, hội nhóm phong trào của người trẻ Do Thái. Các thanh thiếu niên thường giám sát chặt chẽ các thành viên nhỏ tuổi hơn cũng như dẫn dắt nhóm mình phụ trách trong các chuyến tham quan, dã ngoại. Ngay cả những thành viên mới học cấp 3 cũng phải chịu trách nhiệm về các em nhỏ tiểu học trong những chuyến đi chơi xa đến vùng núi non. Việc phải đứng ra giám sát, chịu trách nhiệm ngay từ khi còn nhỏ đã định hình nên sự chín chắn và phẩm chất lãnh đạo cho người trẻ Do Thái.
Yếu tố thứ ba chính là quân đội. Người Do Thái luôn phải tự bảo vệ mình khỏi nguy cơ khủng bố từ các quốc gia xung quanh nên nhiều thanh niên nam nữ 18 tuổi đã được điều động tham gia nghĩa vụ quân sự khoảng 2-3 năm. Người trẻ Israel phải đưa ra những quyết định sinh tử gần như hàng ngày.
Hãy lấy ví dụ về một cô gái 19 tuổi hoạt động trong một đơn vị tình báo với công việc phân tích ảnh chụp từ trên không hoặc các tín hiệu truyền thông gửi về. Cô phải quyết định xem những tư liệu đang trình ra trước mắt có phải dấu hiệu của một cuộc tấn công hay không. Điều này không hề hiếm gặp – sự thật là hàng ngàn binh lính Israel phải trải qua những thứ tương tự mỗi ngày.
Có thể thấy người thầy tốt có thể cung cấp cho học trò những kiến thức về khoa học và xã hội, nhưng hệ thống giáo dục của Israel lại đi xa hơn thế rất nhiều. Những cuộc tranh luận khuyến khích tư duy cởi mở, những hoạt động yêu cầu người trẻ chịu trách nhiệm chăm sóc người khác giúp thúc đẩy sự trưởng thành, chín chắn cũng như những nhiệm vụ thực tế đã giúp các thế hệ người Israel học hỏi thậm chí còn nhiều điều hơn cả từ sách vở.
Trên thực tế, hai phẩm chất cần thiết nhất để thay đổi thế giới hiện nay chính là sự sáng tạo - dám nghĩ khác biệt, và tinh thần khởi nghiệp – dám biến những ý tưởng sáng tạo thành hiện thực. Đây là những yếu tố sống còn của một nền kinh tế, và một nền giáo dục dạy được cho người dân những điều này mới chính là chìa khóa của thành công