• Trang chủ
  • > Sách
  • > Kỹ năng sống
  • > Bí quyết dưỡng sinh: 3 Độ, 3 Siêng, 4 Biết giúp sống thọ
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Bí quyết dưỡng sinh: 3 Độ, 3 Siêng, 4 Biết giúp sống thọ

Bí quyết dưỡng sinh: 3 Độ, 3 Siêng, 4 Biết giúp sống thọ

  • Tác giả:
  • Thể loại: Kỹ năng sống
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 01/01/1970
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Danh y nổi tiếng Trương Lỗi, 91 tuổi, là quốc y đại sư thế hệ thứ 3 của Trung Quốc, giáo sư Bệnh viện Đại học Trung y dược tỉnh Hà Nam (TQ) chia sẻ trên báo Trung y dược Trung Quốc về những bí quyết sống khỏe mạnh và trường thọ của ông.

Mặc dù giáo sư Trương đã thuộc thế hệ "sống cả thế kỷ" nhưng sức khỏe của ông rất tốt, nhìn trẻ trung hơn so với tuổi, thậm chí trẻ hơn nhiều so với những người ở ngưỡng tuổi 70-80.
 
Trả lời phỏng vấn của phóng viên với giọng nói hào sảng, tư duy mạch lạc, phản ứng nhanh chóng, giáo sư Trương đã để lại ấn tượng rất lớn cho những người tiếp xúc về sự minh mẫn, nhanh nhẹn và trẻ trung của mình.
 
Khi nhắc đến những bí quyết sống thọ, quốc y đại sư Trương chia sẻ, trong quá trình chăm sóc sức khỏe của bản thân mình cũng như áp dụng nó cho những bệnh nhân ông điều trị hàng ngày trong mấy chục năm qua, cuối cùng ông cũng đúc kết được nguyên tắc dưỡng sinh rất hữu ích.
 
Chỉ cần làm cho tốt nguyên tắc "3 siêng" thì ai cũng có thể khỏe mạnh. Đó chính là Não phải siêng, Cơ thể phải siêng và Miệng phải siêng.
 
Sau đó ông mở rộng khái niệm dưỡng sinh của mình thành công thức nổi tiếng: "3 bình thường, 3 siêng năng và 4 hiểu biết".
 
Chúng ta cùng tìm hiểu xem, liệu bản thân mình có thể ứng dụng được những bí quyết dưỡng sinh này vào cuộc sống hay không?
 

Nguyên tắc dưỡng sinh "3 bình thường" là gì?

 
Giáo sư Trương Lỗi phân tích với các phóng viên rằng đó là:
 
Làm một người bình thường
 
Giữ cho trái tim bình thường
 
Làm những việc bình thường
 
Ông nêu cụ thể hơn:
 

1. Hãy là một người bình thường

 
Cân bằng cuộc sống bằng việc không nên làm việc gì quá sức, nhưng cũng không quá nhàn nhã, cần kết hợp tốt giữa làm việc và nghỉ ngơi.
 
Danh y Trương duy trì thói quen sống dựa trên thời gian biểu cụ thể, đi ngủ lúc 9 giờ tối và thức dậy lúc 4 giờ sáng.
 
Bởi vì ông luôn thực hiện việc dậy sớm và ăn sáng sớm, nên lại tiếp tục ngủ trong vòng 10 phút để "sạc pin" trước khi đi làm, để đảm bảo rằng bản thân luôn ở trong tình trạng làm việc tốt nhất khi ngồi khám bệnh trong thời gian dài.
 
Đồng thời, giáo sư Trương cũng rất chú ý đến việc điều chỉnh và loại bỏ các thói quen xấu hàng ngày trong cuộc sống, không hút thuốc hay uống rượu.
 

2. Hãy duy trì một trái tim bình thường trong một nhịp sống ổn định

 
Giáo sư Trương nói với các phóng viên rằng ông đối mặt với bất cứ điều gì cũng không quá cạnh tranh, hiếu thắng. Khi gặp những áp lực cũng vẫn cố gắng thả lỏng tâm trí để thư giãn và tìm cách hiệu quả để bản thân được thư giãn.
 
Danh y Lỗi có nhiều sở thích để cân bằng tâm trạng, giải tỏa căng thẳng như: Kéo đàn nhị, thực hành viết thư pháp và làm thơ. Những hoạt động này không chỉ giúp ông có thể thư giãn cơ thể và tâm trí, mà còn nuôi dưỡng tình cảm, giúp duy trì một trái tim bình thường.
 

3. Làm những việc bình thường

 
Giáo sư Trương cho rằng, trong công việc, cần yêu thích công việc và tôn trọng sự nghiệp của mình, là dành riêng tâm huyết cho công việc và sự cống hiến của mình, không được tham lam vơ vét danh tiếng và tài sản, không quá chú trọng đến tiền tài vật chất.
 
Giáo sư Trương cũng thường nói rằng ông chỉ là một bác sĩ bình thường. Ông chỉ có mong muốn đóng góp cho xã hội và duy trì được cuộc sống bình thường của mình.
 

Nguyên tắc dưỡng sinh "3 siêng" là gì?

 
Giáo sư Trương Lỗi chia sẻ với các phóng viên rằng đó chính là sự siêng năng ở não, sự siêng năng ở thể chất và sự siêng năng ở cái miệng.
 

1. Vì sao phải não cần phải "siêng"?

 
Trong cuộc sống hàng ngày, bạn cần phải biết hài lòng với chính mình, tự thỏa mãn cuộc sống và hài lòng với việc học tập lâu dài, không ngừng nghỉ. Vì vậy, bất kỳ khi nào có thời gian rảnh là ông lại tập trung vào việc học tập và nghiên cứu, thói quen này tiếp tục rèn luyện sự linh hoạt của não bộ, điều này có lợi cho việc duy trì tâm trí trẻ.
 
Muốn trẻ lâu, não của bạn phải trẻ, suy nghĩ tốt, điều khiển hành động của mình tốt. Người có bệnh về não thì không thể trẻ lâu được.
 

2. Vì sao cơ thể cần phải "siêng"?

 
Từ trẻ đến già, ông không bao giờ ngủ lười trên giường. Mỗi buổi sáng sau khi thức dậy, ông đều dành thời gian dọn giường và dọn dẹp nhà cửa đến mức sạch sẽ sáng bóng. Giáo sư Trương cũng rất kiên trì với việc tập thể dục.
 
Khi còn trẻ, ông thích chạy bộ, hàng ngày đều kiên trì chạy thể dục, cự ly thông thường có thể là 10.000 mét, 7000 mét và 4000 mét mỗi tuần. Khi ông lớn tuổi hơn, hạn chế việc chạy thì ông thường chơi thái cực quyền và duy trì trạng thái "thể chất siêng năng, luông luôn vận động".
 

3. Vì sao cái miệng cần phải "siêng"?

 
Giáo sư Trương cũng tin rằng, khi gặp những chuyện vui hay buồn, khi hạnh phúc, anh ấy có thể nói về điều đó với ai đó, cần sự chia sẻ.
 
Do đó, ông thích quảng giao, kết bạn, thường xuyên trò chuyện với mọi người, thông qua việc để cho cái miệng chăm chỉ, siêng năng, từ đó giúp bản thân vui vẻ, không chỉ có thể giảm căng thẳng mà còn thúc đẩy bộ não hoạt động và duy trì cơ thể khỏe mạnh.
 

Nguyên tắc dưỡng sinh "4 biết" là gì?

 
Tại sao chúng ta cần áp dụng công thức "4 biết" vào việc chăm sóc sức khỏe? Đó chính là biết điều độ, biết đủ, biết sợ, và biết bản thân
 

1. Biết điều độ

 
Khái niệm điều độ ở đây được hiểu là biết ăn uống có chừng có mực, biết làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, biết điều khiển tâm trạng vui buồn ở mức vừa đủ, không quá vui cũng không quá buồn, không quá nóng giận mà cũng không quá ủy mị. Tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống cần tới chữ "độ" với mức độ và sự điều độ chuẩn mực nhất.
 

2. Biết sợ

 
Có những thực phẩm tốt cho bạn, nhưng cũng có rất nhiều thực phẩm xấu ảnh hưởng tới sức khỏe. Trong chế biến hay ăn uống cũng như vậy. Riêng về ăn uống, giáo sư Trương không thích ăn uống ở ngoài, hạn chế đi ăn nhà hàng hoặc mua đồ ăn sẵn.
 
Ông thích ăn uống thanh đạm, ít dầu mỡ, ít muối và thực phẩm mặn, ăn thịt cũng rất ít. Biết sợ những thứ có thể gây hại cho sức khỏe để từ đó mà tránh, mà biết giữ mồm miệng.
 

3. Biết đủ

 
Biết nhu cầu của bản thân thế nào là đủ. Ăn gì tốt, ăn gì không tốt, làm việc gì và không nên làm việc gì, suy nghĩ hay hành động đều cần có chữ "đủ".
 
Mỗi buổi sáng, ông kiên trì ăn một bát canh/cháo được nấu từ nguyên liệu tốt cho sức khỏe như mấy quả kỷ tử, mấy quả táo tàu. Ông cho rằng, kỷ tử có thể nuôi dưỡng sức khỏe của gan và giúp làm sáng mắt, táo tàu tốt cho khí huyết.
 
Thi thoảng, ông cũng cho thêm một vài lát tây dương sâm vào món canh để bổ khí dưỡng âm, thanh nhiệt sinh tân, bổ sung độ ẩm, tốt cho lá lách và dạ dày, từ đó mang lại hiệu quả dưỡng sinh.
 

4. Biết rõ về sức khỏe bản thân

 
Ngoài ra, giáo sư Trương lên kế hoạch kiểm tra sức khỏe toàn diện hàng năm và từ đó nhận thức được tình trạng thể chất của mình.
 
Nếu bạn có một căn bệnh, bạn nên điều trị sớm, và bạn nên phòng ngừa nếu bạn bị bệnh.
Bạn nên đọc
Quảng cáo