- Trang chủ
- > Sách
- > Kỹ năng sống
- > Bóng tối, giống như ánh sáng, đều là tài sản của cuộc sống
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
Bóng tối, giống như ánh sáng, đều là tài sản của cuộc sống
- Tác giả:
- Thể loại: Kỹ năng sống
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 01/01/1970
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Nếu bạn là một nhân viên, gặp phải cấp trên hay văn hóa doanh nghiệp “không ra đâu vào đâu” thì hãy nhắc nhở bản thân rằng tuyệt đối đừng vì những cục tức hay những bất bình này mà tự cắt đứt kinh mạch của mình. Bất luận gặp phải chuyện gì cũng cần phải là cây táo luôn luôn trong trạng thái phát triển, bởi lẽ sự trưởng thành, phát triển của bạn quan trọng hơn nhiều so với việc một tháng kiếm được bao nhiêu tiền.
Câu chuyện số 1: Một cây táo, cuối cùng đã ra quả!
Năm đầu tiên, cây táo ra 10 quả, 9 quả bị hái đi, nó chỉ giữ được cho mình 1 quả. Vì vậy, cây táo tức giận, cảm thấy bất công, nó tự cách đứt kinh mạch của mình, cự tuyệt phát triển. Năm thứ 2, nó kết được 5 quả, bị hái đi 4 quả, bản thân chỉ còn lại 1 quả. "Haha, năm ngoái mình chỉ lấy được 10%, năm nay được 20%, thật tuyệt", cây táo thầm vui mừng.
Nhưng, cây táo cũng có thể lựa chọn: tiếp tục phát triển. Chẳng hạn, năm thứ 2, nó kết ra được 100 quả, bị lấy đi 90 quả, bản thân sẽ giữ được 10 quả.
Cũng có thể nó sẽ bị lấy đi 99 quả, bản thân chỉ còn lại 1 quả, nhưng cũng không sao, nó vẫn có thể tiếp tục phát triển, năm thứ 3 mọc ra 1000 quả…
Thực ra, giữ lại được cho mình bao nhiêu quả không phải là điều quan trọng, điều quan trọng nhất đó là cây táo đang phát triển, đang trưởng thành! Đợi đến khi nó phát triển thành một cây khổng lồ thì những thế lực cản trở nó cũng sẽ trở nên nhỏ bé, không đáng để đếm xỉa tới. Thật vậy, đừng quá để tâm tới quả, mà phát triển, trưởng thành mới là điều quan trọng nhất.
Lúc mới bắt đầu làm việc, bạn rất tài năng, rất tự tin, luôn tin rằng "trời sinh ra ta có tài ắt có đất dụng võ", nhưng, thực tế lại rất nhanh tặng cho bạn một cái bạt tai, hoặc là cống hiến của bạn với công ty không được ai công nhận, hoặc là chỉ được công nhận qua lời nói chứ không phải thật lòng… Tóm lại, bạn thấy mình giống như cây táo kia, quả kết được, bản thân chỉ hưởng thụ một phần nhỏ, khác xa so với kì vọng của bạn.
Vì vậy, bạn phẫn nộ, bạn phiền lòng, bất lực… Cuối cùng, bạn quyết định không nỗ lực nữa, để thứ mà bạn nhận được tương xứng với thứ bạn làm. Sau vài năm trôi qua, bạn bỗng tỉnh ngộ, phát hiện ra bạn của hiện tại đã không còn tài giỏi, nhiệt huyết như lúc ban đầu...
"Già rồi, trưởng thành rồi", luôn tự an ủi mình như vậy, nhưng thực ra, bạn đã dừng trưởng thành từ lâu lắm rồi.
Sở dĩ phạm phải lỗi lầm như vậy là bởi bạn đã quên rằng sinh mạng là một lịch trình, là một tổng thể, chúng ta cảm thấy bản thân đã trưởng thành rồi, giờ là lúc kết quả rồi, chúng ta quá quan tâm tới những được mất nhất thời mà quên đi rằng trưởng thành mới là quan trọng nhất.
May mắn thay, đây không phải là cắt đứt kinh mạch như trong các tiểu thuyết võ hiệp, bạn hoàn toàn có thể dừng lại bất cứ lúc nào để tiếp tục phát triển.
Nếu bạn là một nhân viên, gặp phải cấp trên hay văn hóa doanh nghiệp "không ra đâu vào đâu" thì hãy nhắc nhở bản thân rằng tuyệt đối đừng vì những cục tức hay những bất bình này mà tự cắt đứt kinh mạch của mình. Bất luận gặp phải chuyện gì cũng cần phải là cây táo luôn luôn trong trạng thái phát triển, bởi lẽ sự trưởng thành, phát triển của bạn quan trọng hơn nhiều so với việc một tháng kiếm được bao nhiêu tiền.
Câu chuyện số 2: Nước cờ thoát khỏi cái bóng của 2 chú mèo con
"Cái bóng thật đáng ghét, chúng ta nhất định phải thoát khỏi nó!", mèo Tom và Toby nghĩ như vậy.
Tuy nhiên, bất luận đi tới đâu, Tom và Toby phát hiện ra chỉ cần ánh mặt trời xuất hiện chúng đều nhìn thấy cái bóng khiến mình phát điên đó.
Tuy nhiên, Tom và Toby cuối cùng đều tìm được cách giải quyết. Cách giải quyết của Tom đó là mãi mãi nhắm mắt lại, còn cách làm của Toby đó là luôn luôn núp dưới cái bóng của những vật khác.
Câu chuyện ngụ ngôn này cho thấy cách một vấn đề tâm lý nhỏ biến thành một vấn đề tâm lý lớn hơn.
Có thể nói rằng tất cả các vấn đề tâm lý bắt nguồn từ sự biến dạng của sự thật. Sự thật là gì? Nó chủ yếu là các sự kiện tiêu cực khiến chúng ta đau khổ, sợ hãi.
Vì trải nghiệm đau đớn nên chúng ta không sẵn sàng đối mặt với sự kiện tiêu cực này. Tuy nhiên, một khi đã xảy ra, những sự kiện tiêu cực như vậy sẽ được định sẵn để đi cùng chúng ta suốt cuộc đời. Điều chúng ta có thể làm là kìm nén chúng vào tiềm thức nhiều nhất có thể, đây chính là cái được gọi là lãng quên.
Tuy nhiên, chúng sẽ tiếp tục hoạt động trong tiềm thức, và ngay cả khi chúng ta quên đi sự thật, những cơn đau liên quan đến những sự thật này vẫn sẽ tấn công ta, khiến ta buồn bã và không thể kiểm soát được, nỗi đau này khiến chúng ta nỗ lực nhiều hơn để thoát ra.
Cuối cùng, giải pháp thông thường là hai điều: hoặc là giống như chú mèo Tom, bóp méo trải nghiệm của mình và nhắm mắt làm ngơ trước tất cả những sự thật tiêu cực quan trọng trong cuộc sống; hoặc như chú mèo Toby, hoàn toàn phụ thuộc vào nỗi đau, nghĩ tất cả mọi việc theo hướng tiêu cực.
Li Ling, một chuyên gia tư vấn tại Bệnh viện Tâm lý Baiyun, Trung Quốc cho biết 99% người dùng ma túy đều đã từng có những trải nghiệm đau đớn. Họ sử dụng ma túy là để thoát khỏi những cơn đau, nó giống như trốn trong bóng tối, hiện thực đau lòng là một con quỷ, để tránh con quỷ này, bạn chỉ cần bán mình cho con quỷ lớn hơn.
Cũng có nhiều người trưởng thành nghiện rượu, họ có một người cha nghiện rượu và chịu những nỗi đau tâm hồn, và để quên đi nỗi đau này, họ đã học theo cách tương tự.
Ngoài những phương pháp hữu hình sai lầm này, con người chúng ta đã phát minh ra vô số cách để thoát khỏi đau khổ, mà Sigmund Freud, nhà tâm lý học người Áo gọi những phương thức này là cơ chế bảo vệ tâm lý. Khi quá đau đớn, những cơ chế phòng vệ này là cần thiết, nhưng điều tồi tệ hơn là nếu cơ chế bảo vệ tâm lý quá bóp méo hiện thực, nó sẽ mang đến nhiều vấn đề tâm lý hơn, chẳng hạn như rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn lo âu xã hội, đa nhân cách, và thậm chí là tâm thần phân liệt...
Chỉ có một cách để thực sự có ích - đối mặt với nỗi đau. Những người dám đối mặt với nỗi đau sẽ nhận được nhiều lợi ích bất ngờ từ nỗi đau đó, và cuối cùng nó sẽ trở thành tài sản của đương sự. Lên kế hoạch để tận dụng các khả năng hiện có quan trọng hơn nhiều so với việc khai thác cái gọi là tiềm năng.
Hãy nhớ rằng: Bóng tối, giống như ánh sáng, đều là tài sản của cuộc sống
Một trong những quy tắc tâm lý quan trọng nhất là cho dù mọi thứ có đau đớn đến đâu, bạn cũng không thể trốn thoát. Bạn chỉ có thể dũng cảm đối mặt với nó, giải quyết nó, vượt qua nó, và cuối cùng hòa giải với nó. Nếu bạn đang tạm thời thiếu sức mạnh, bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè hoặc tìm sự giúp đỡ từ những người có chuyên môn hơn và để người bạn tin tưởng đi cùng bạn đối mặt với nỗi đau đớn, sợ hãi này.
Nhà tâm lý học người Mỹ Carl Rogers từng là người cô đơn nhất, nhưng khi đối mặt với sự thật này và giải quyết nó, ông đã trở thành một bậc thầy trong quan hệ xã hội; nhà tâm lý học người Mỹ Frankl có một người cha dượng độc ác, nghiện rượu và một người mẹ tồi tệ, nhưng bằng cách lựa chọn đối mặt với thực tế này và tha thứ cho cha mẹ mình, ông đã trở thành một chuyên gia trong việc điều trị trong lĩnh vực này, Shoma Morita là một bệnh nhân mắc bệnh thần kinh nghiêm trọng, nhưng nhà tâm lý học người Nhật này đã dám thách thức lại thực tế và cuối cùng đã phát minh ra liệu pháp Morita... Những sự thật đau đớn nhất trong cuộc đời đã biến thành tài sản quan trọng nhất của họ. Bạn, cũng có thể làm được như vậy!