- Trang chủ
- > Sách
- >
- > Các tiêu chuẩn để chọn máy ảnh
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
Các tiêu chuẩn để chọn máy ảnh
- Tác giả:
- Thể loại:
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 01/01/1970
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Các tiêu chuẩn để chọn máy ảnh. Với các sản phẩm công nghệ như hiện nay thì camera có mặt ở hầu hết các sản phẩm từ điện thoại, máy tính, tablet thì việc chọn mua một chiếc máy ảnh là quyết định không hề dễ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn chọn ra những tiêu chí khi mua máy ảnh
Camera đang hiện hữu ở mọi nơi. Một chiếc webcam trên laptop, hai chiếc camera trước sau trên điện thoại hay có thể bạn đã quên trên chiếc tablet của mình cũng có camera mà rất ít khi bạn dùng đến. Cái thời mà những chiếc máy ảnh du lịch cũng đã qua, thời điểm mà máy ảnh càng nhỏ gọn, càng thời trang càng tốt.
Nói không riêng tại các nước công nghệ phát triển, Việt Nam cũng ghi nhận sự xuất hiện của nhiều máy ảnh bán chuyên nghiệp, chuyên nghiệp đến với nhiều người dùng. Chất lượng cuộc sống nâng cao, giá thiết bị giảm cùng xu thế hội nhập sẽ không khó để bạn đầu tư cho một chiếc máy ảnh. Tuy nhiên trước khi quyết định chọn mua bạn nên làm quen với các thông số trên lý thuyết và các khái niệm cơ bản để có những cái nhìn tổng quan về nhiếp ảnh.
Khái niệm cơ bản trong nhiếp ảnh
Mỗi thiết bị ảnh từ chiếc webcam nhỏ gọn được tích hợp trên máy tính xách tay hay đến những chiếc máy ảnh full-frame chuyên nghiệp của Canon, Nikon đều được xây dựng trên cùng một nguyên tắc cơ bản. Khởi nguồn của nhiếp ảnh là một sơ đồ ghi nhận ánh sáng. Khi bạn nhìn thấy một cảnh vật nào đó tức là các nguồn sáng đó đang gửi đến mắt bạn một bản ghi phản chiếu ánh sáng từ vật thể.
Kỹ thuật phổ biến nhất để ghi nhận ánh sáng đó là việc thu nhận thông qua một ống kính được kết nối với vật liệu cảm quang và ghi nhận hình ảnh. Vật liệu hấp thụ ảnh sáng trước đây là phim mà sau này được thay thế bằng cảm biến điện tử trên các máy ảnh số. Dù là vật liệu gì thì việc ghi nhận ánh sáng đầu tiên được thực hiện bằng cách mở một màn trập ở đầu cảm quang. Bằng cách điều chỉnh màn trập mở bao nhiêu lâu (tốc độ màn trập), độ nhạy của cảm biến kỹ thuật số (ISO) và lượng ánh sáng được đi qua ống kính (khẩu độ) từ đó người chụp sẽ làm chủ được bức ảnh ghi nhận ở cảm biến.
Vì ánh sáng là thông tin duy nhất được máy ảnh thu thập do đó không gì là ngạc nhiên khi bạn thấy những bức ảnh đủ sáng sẽ đẹp hơn so với những bức ảnh chụp trong điều kiện ánh sáng yếu, phức tạp. Khi chụp ảnh thiếu sáng, hoặc là máy phải làm việc vất vả hơn để nhạy sáng với các nguồn sáng yếu (ISO cao hơn) hoặc ta phải chờ khoảng thời gian dài hơn để lượng sáng đi vào ống kính nhiều hơn (tốc độ màn trập chậm hơn). Những lúc đó đèn flash sẽ là "vị cứu tính" cho bạn. Nhưng bù lại bạn phải biết điều chỉnh cân bằng trắng nếu không các vật thể ở gần sẽ quá sáng do gần đèn còn các vật thể ở xa lại thiếu sáng hoặc nếu chụp chân dung chắc chắn sẽ bị hiệu ứng mắt đỏ quen thuộc từ khi bạn chụp ảnh với đèn flash trên điện thoại.
Cuối cùng, điều quan trọng nhất trong nhiếp ảnh là sự cân bằng. Nếu bạn muốn chất lượng hình ảnh luôn tốt nhất có thể, bạn sẽ cần các thiết bị chuyên nghiệp với giá cả đắt đỏ, thiết kế cồng kềnh. Nếu bạn cần một thiết bị di động cao bạn sẽ phải chấp nhận hài lòng với chất lượng hình ảnh mà thiết bị đó đem lại. Đó chính là lý do bạn nên đọc bài viết này để cân đối nhu cầu và lựa chọn cho mình một thiết bị phù hợp nhất.
Các chìa khóa để kiểm soát một bức ảnh
ISO
Mức ISO được đặt trên cơ sở chuẩn hóa của Tổ chức tiêu chuẩn thế giới (International Organization for Standardization) và ISO không chỉ thể hiện độ nhạy sáng cho tất cả các máy ảnh chứ không riêng gì cảm biến. Ban đầu nó được gọi là "độ nhạy phim" vì nó là đại lượng để thể hiện mức độ hấp thụ ánh sáng trên phim và không thể thay đổi. Giờ đây với các máy ảnh kỹ thuật số, ISO đã dễ dàng thay đổi. ISO cao nghĩa là máy (cảm biến) sẽ dễ dàng tiếp nhận ánh sáng (nhạy sáng) và bức ảnh này sẽ sáng hơn (nếu giữ các thông số khác không đổi). Đương nhiên bạn sẽ phải hi sinh như chất lượng màu thay đổi đặc biệt là ảnh sẽ nhiễu hơn.
Chất lượng của cảm biến cùng bộ vi xử lý sẽ giúp giảm độ nhiễu khi tăng ISO để bức ảnh trở nên hoàn hảo hơn. Trong thử nghiệm của phóng viên, những thiết bị chuyên nghiệp như Canon 5D Mark III và Nikon D4 cho phép xử lý ISO 12.800 mà chất lượng ảnh tương đương với các thiết bị ở ISO 1000.
Khẩu độ
Khẩu độ tức là độ mở của ống kính cho ánh sáng (hình ảnh) đi vào phim hay cảm biến. Khẩu độ mở càng lớn thì lượng ánh sáng đi vào càng nhiều và ngược lại.
Tuy nhiên khẩu độ không phải tăng theo các bậc mà có các khẩu độ phổ biến là f/1.4 – 1.8 – 2.8 – 3.2 - ... - 11 – 16 – 22... Con số trên càng lớn tức là khẩu độ càng nhỏ. Khẩu độ quyết định đến 2 yếu tốt là độ sáng của hình và độ sâu của ảnh. Như định nghĩa từ đầu thì khẩu độ là "cánh cửa" cho phép ánh sáng đi vào. Nếu cửa mở càng rộng thì ánh sáng đi vào càng nhiều và hình sẽ càng sáng hơn. Một yếu tố khác đó là độ sâu của ảnh. Khi khẩu độ đóng càng nhỏ thì ảnh sẽ có độ sâu hơn khi là khẩu độ mở lớn hơn. Nhiều bạn xem ảnh thường thắc mắc chụp ảnh sao cho "mờ mờ" hậu cảnh hay nhìn các mode teen lung linh hơn chính là nhờ vào độ sâu trường ảnh do khẩu độ quyết định. Bên cạnh đó nếu khéo léo sử dụng khẩu lớn ta còn tạo nên bokeh với hiệu ứng ánh sáng lung linh.
Tốc độ
Ở đây với người mới làm quen với nhiếp ảnh cần chú ý. Tốc độ ta nhắc đến không phải là khả năng chụp được bao nhiêu ảnh trong 1 giây mà là khoảng thời gian màn trập mở để ánh sáng đi vào cảm biến.
Như ví dụ ở trên, khi ta mở cánh cửa ra ở độ rộng nhất định (cố định khẩu độ) thì muốn ghi nhận hình ảnh ta phải cửa trên lại (màn trập đóng). Tốc độ ở đây là thời gian mở cánh cửa trên, mở càng lâu thì ánh sáng lọt vào càng nhiều. Tốc độ được tính bằng 1/giây với các tốc độ tiêu biểu: 1/8000s - 1/6400s - 1/5000s - ... - 1/125s - 1/60s....1s - 2s - ... nhưng trên máy sẽ chỉ hiển thị phần mẫu số. Tức là trên máy con số càng lớn thì tốc độ càng nhanh, lượng ánh sáng vào càng ít.
Tốc độ chụp cũng ảnh hưởng đến chất lượng bức ảnh. Cụ thể nếu tốc độ chụp càng chậm thì ảnh càng dễ bị rung. Trong điều kiện thiếu sáng ta thường chụp ở tốc độ chậm để ảnh sáng hơn nhưng ảnh sẽ dễ bị nhòe đặc biệt khi chụp vật thể di chuyển. Để khắc phục ta thường dùng chân giữ máy cố định, cố gắng cố định vật thể hoặc dùng đến các nguồn sáng ngoài. Ở tốc độ cao ta có thể bắt được các khoảnh khắc ấn tượng trong thể thao thậm chí là đường bay của viên đạn. Tuy nhiên khi chụp ở tốc độ chậm cũng mang lại những hiệu ứng nhất định ví dụ như ảnh chụp bánh xe đạp sẽ nhòe nhòe cho ta cảm giác bánh xe đang quay hay chụp phơi sáng với các nguồn sáng di chuyển, phơi sáng thác nước cho dòng nước chảy "mịn như một dải lụa"