• Trang chủ
  • > Sách
  • > Kỹ năng sống
  • > Cách đọc vị nói dối qua khuôn mặt
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Cách đọc vị nói dối qua khuôn mặt

Cách đọc vị nói dối qua khuôn mặt

  • Tác giả:
  • Thể loại: Kỹ năng sống
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 01/01/1970
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Theo một nghiên cứu thì 60% dân số thế giới không thể nhịn nói dối quá... 10 phút. Nêu ra như vậy để thấy rằng chúng ta đang nói dối nhiều hơn mình tưởng rất nhiều.
Nhưng bên cạnh những lời nói dối vô hại, có những lúc chúng ta sẽ phải đối mặt với những lời nói dối nghiêm trọng hơn, có thể thay đổi hoàn toàn một mối quan hệ, kết thúc sự nghiệp một ai đó, hoặc thậm chí là dính dáng đến luật pháp.
 
Vậy phải làm sao? Mark Bouton, một nhân viên FBI với thâm niên 30 năm đã tiết lộ một số bí kíp chỉ cần nhìn mặt mà đọc vị được người đối diện có nói dối hay không.
  • Mắt đảo qua đảo lại

    Theo Bouton, đây là phản ứng sinh lý rất bình thường khi một người cảm thấy không thoải mái hoặc bế tắc trước câu hỏi đặt ra. Phản ứng này thực chất được kế thừa từ tổ tiên của chúng ta. Khi người xưa cảm thấy nguy hiểm hoặc bị dồn vào chân tường, mắt sẽ đảo sang hai bên để tìm lối thoát.'>'Mắt'Mắt

    Theo Bouton, đây là phản ứng sinh lý rất bình thường khi một người cảm thấy không thoải mái hoặc bế tắc trước câu hỏi đặt ra.

    Phản ứng này thực chất được kế thừa từ tổ tiên của chúng ta. Khi người xưa cảm thấy nguy hiểm hoặc bị dồn vào chân tường, mắt sẽ đảo sang hai bên để tìm lối thoát.

  • Chớp mắt quá nhiều

    Một người bình thường chớp mắt 5 đến 6 lần/phút, tức là mỗi 10-12s/lần. Tuy nhiên, Bouton cho biết khi nói dối, người ta dễ trở nên căng thẳng và thường có xu hướng chớp mắt liền tù tì 5-6 cái. Tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ, do tốc độ chớp mắt của con người phụ thuộc vào lượng dopamine - chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể. Các loại bệnh như Parkinson hay tâm thần phân liệt sẽ làm mất cân bằng chất này, khiến tốc độ chớp mắt thay đổi.'>'Chớp'Chớp

    Một người bình thường chớp mắt 5 đến 6 lần/phút, tức là mỗi 10-12s/lần. Tuy nhiên, Bouton cho biết khi nói dối, người ta dễ trở nên căng thẳng và thường có xu hướng chớp mắt liền tù tì 5-6 cái.

    Tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ, do tốc độ chớp mắt của con người phụ thuộc vào lượng dopamine - chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể. Các loại bệnh như Parkinson hay tâm thần phân liệt sẽ làm mất cân bằng chất này, khiến tốc độ chớp mắt thay đổi.

  • Nhắm mắt nhiều hơn 1s tại một thời điểm

    Bouton cho biết đây là một cơ chế tự vệ của cơ thể. Thông thường, con người ta chớp mắt với tốc độ khoảng 0,1 - 0,4s/lần. Nhưng khi muốn "chối bỏ" một điều gì đó, con người sẽ nhắm mắt lại trong vài giây để suy nghĩ.'>'Nhắm'Nhắm

    Bouton cho biết đây là một cơ chế tự vệ của cơ thể. Thông thường, con người ta chớp mắt với tốc độ khoảng 0,1 - 0,4s/lần. Nhưng khi muốn "chối bỏ" một điều gì đó, con người sẽ nhắm mắt lại trong vài giây để suy nghĩ.

  • Nhìn về phía tay thuận

    Những người thuận tay phải sẽ nhìn sang phải khi nói dối về những gì đã nhìn thấy Thử hỏi một người thuận tay phải về những gì người đó từng nhìn thấy trong quá khứ. Nếu người đó nhìn sang trái, hướng lên trên, đó là dấu hiệu của việc cố gắng nhớ lại. Nhưng nếu nhìn sang phải, đó là lúc người này đang "cho trí tưởng tượng bay xa" để chém gió.'>'Nhìn'Nhìn

    Những người thuận tay phải sẽ nhìn sang phải khi nói dối về những gì đã nhìn thấy

    Thử hỏi một người thuận tay phải về những gì người đó từng nhìn thấy trong quá khứ. Nếu người đó nhìn sang trái, hướng lên trên, đó là dấu hiệu của việc cố gắng nhớ lại. Nhưng nếu nhìn sang phải, đó là lúc người này đang "cho trí tưởng tượng bay xa" để chém gió.

  • Khi nói dối về những gì đã từng nghe, người ta thường nhìn thẳng về phía tay thuận

    Tương tự, khi phải nói dối về một điều mình đã từng nghe, người ta có xu hướng nhìn thẳng về phía tay thuận. Còn nếu phải nói dối về một trải nghiệm, một cảm giác trong quá khứ, người đó cũng sẽ nhìn về phía tay thuận nhưng hướng xuống dưới.'>'Khi'Khi

    Tương tự, khi phải nói dối về một điều mình đã từng nghe, người ta có xu hướng nhìn thẳng về phía tay thuận. Còn nếu phải nói dối về một trải nghiệm, một cảm giác trong quá khứ, người đó cũng sẽ nhìn về phía tay thuận nhưng hướng xuống dưới.

  • Ánh nhìn xuống

    Tương tự như khi nói dối về trải nghiệm trong quá khứ, nhưng họ sẽ có ánh nhìn hướng xuống, thay vì nhìn thẳng'>'Ánh'Ánh

    Tương tự như khi nói dối về trải nghiệm trong quá khứ, nhưng họ sẽ có ánh nhìn hướng xuống, thay vì nhìn thẳng

  • Gãi mặt

    Bouton giải thích rằng khi nói dối, một số phản ứng sẽ xảy ra khiến da mặt ngứa ngáy, đặc biệt là ở vùng mũi. Nguyên nhân là bởi vì khi con người ta cố gắng suy nghĩ, nhiệt độ trên mặt sẽ giảm xuống. Nhưng đồng thời vì phải nói dối nên tâm trạng phải lo lắng, khiến nhiệt độ lại tăng lên. Sự tăng giảm nhiệt độ thất thường có thể gây nên cảm giác ngứa ngáy, khiến chúng ta đưa tay lên gãi trong vô thức. Mỗi khi nói dối, da mặt sẽ cảm thấy ngứa ngáy'>'Gãi'Gãi

    Bouton giải thích rằng khi nói dối, một số phản ứng sẽ xảy ra khiến da mặt ngứa ngáy, đặc biệt là ở vùng mũi.

    Nguyên nhân là bởi vì khi con người ta cố gắng suy nghĩ, nhiệt độ trên mặt sẽ giảm xuống. Nhưng đồng thời vì phải nói dối nên tâm trạng phải lo lắng, khiến nhiệt độ lại tăng lên. Sự tăng giảm nhiệt độ thất thường có thể gây nên cảm giác ngứa ngáy, khiến chúng ta đưa tay lên gãi trong vô thức.

    Mỗi khi nói dối, da mặt sẽ cảm thấy ngứa ngáy

  • Liếm môi

    Khi nói dối, người ta có xu hướng đưa không khí vào qua đường miệng, gây khô môi. Do đó, có thể nói liếm môi là một trong những dấu hiệu của việc nói dối. Khi nói dối, môi hay bị khô'>'Liếm'Liếm

    Khi nói dối, người ta có xu hướng đưa không khí vào qua đường miệng, gây khô môi. Do đó, có thể nói liếm môi là một trong những dấu hiệu của việc nói dối.

    Khi nói dối, môi hay bị khô

  • Đỏ mặt

    Đỏ mặt là một trong những phản ứng vô điều kiện của hệ thống thần kinh. Khi phải đối mặt với những câu hỏi khá "dồn ép", cơ thể sẽ tiết ra hormone adrenaline làm tăng huyết áp, khiến mặt ửng đỏ. Một số người, đặc biệt là phụ nữ, thường hay đỏ mặt khi nói dối'>'Đỏ'Đỏ

    Đỏ mặt là một trong những phản ứng vô điều kiện của hệ thống thần kinh. Khi phải đối mặt với những câu hỏi khá "dồn ép", cơ thể sẽ tiết ra hormone adrenaline làm tăng huyết áp, khiến mặt ửng đỏ.

    Một số người, đặc biệt là phụ nữ, thường hay đỏ mặt khi nói dối

  • Lắc đầu khi nói

    Nếu một người vừa lắc đầu vừa nói, khả năng cao là họ đã tự không đồng tình với câu nói đó Thông thường, người ta có xu hướng gật đầu một cách tự nhiên khi nói lên sự thật, vì đó là phản ứng tự nhiên nhằm thể hiện sự đồng tình với những gì họ nói. Chính vì thế, nếu như thấy ai đó lắc đầu khi nói, khả năng cao đó là dấu hiệu của một lời nói dối.'>'Lắc'Lắc

    Nếu một người vừa lắc đầu vừa nói, khả năng cao là họ đã tự không đồng tình với câu nói đó

    Thông thường, người ta có xu hướng gật đầu một cách tự nhiên khi nói lên sự thật, vì đó là phản ứng tự nhiên nhằm thể hiện sự đồng tình với những gì họ nói.

    Chính vì thế, nếu như thấy ai đó lắc đầu khi nói, khả năng cao đó là dấu hiệu của một lời nói dối.

 Ngoài ra, một số người khi căng thẳng sẽ đổ mồ hôi. Do đó hay chú ý quan sát những hành động kiểu như lau trán, cằm, cổ...

Xem thêm:
- 13 cách để biết người khác đang nói dối bạn
- Chuyện nói dối
- Lời nói dối đôi khi tốt hơn sự thật
 
Bạn nên đọc
Quảng cáo