- Trang chủ
- > Sách
- > Tản mạn
- > Cách giúp bạn lên dây cót tinh thần làm việc của nhân viên
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
Cách giúp bạn lên dây cót tinh thần làm việc của nhân viên
- Tác giả:
- Thể loại: Tản mạn
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 01/01/1970
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Nhà lãnh đạo cần làm gì để nhân viên cảm thấy gắn kết với công ty và thúc đẩy tinh thần làm việc của họ?
Dưới đây là 3 bí quyết giúp thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên do Karen Kimsey House - nhà đồng sáng lập, CEO của Viện Đào tạo Huấn luyện viên (CTI) được thành lập từ năm 1992 nổi tiếng với các khóa huấn luyện, đào tạo dành cho CEO, nhà lãnh đạo, nhà quản lý doanh nghiệp. Bài viết được giới thiệu trên trang The Guardian:
1. Hiểu bản thân
Dù là nhà lãnh đạo, giám đốc hay trưởng bộ phận thì việc bạn cần làm đầu tiên là hiểu chính mình, nhận ra động lực thúc đẩy bản thân làm việc trước khi khuyên nhủ người khác có trách nhiệm với công việc của họ. Cách làm này không chỉ giúp bạn hiểu hơn về giá trị, kỹ năng, khả năng của bản thân mà còn tạo ra những điểm tương đồng giúp bạn thấu hiểu nhân viên hơn, từ đó tin tưởng giao quyền cho họ.
Hãy dành thời gian suy nghĩ xem động lực nào đã thúc đẩy bạn làm việc và lý do bạn gắn bó lâu dài với chúng để từ đó biết cách hỗ trợ nhân viên tìm ra niềm đam mê trong công việc và kết nối chúng với trách nhiệm được giao.
2. Tìm mối gắn kết
Con người là yếu tố huyết mạch, quyết định sự thành bại của một tổ chức. Do đó, nếu bạn biết cách gắn kết tầm nhìn của công ty với những lợi ích gắn liền cuộc sống của nhân viên và cả cuộc sống của những người xung quanh thì chúng sẽ thúc đẩy động lực làm việc thực sự của họ.
Một nhà lãnh đạo giỏi sẽ chia sẻ về niềm đam mê của cấp dưới từ đó truyền cảm hứng nhằm "đánh thức" tinh thần lãnh đạo trong họ song hành cùng lợi ích của công ty.
3. Tạo niềm tin
Khi đã gắn kết tầm nhìn của công ty với động lực làm việc của nhân viên thì điều bạn cần làm tiếp theo là mở rộng mối liên kết để động lực đó hòa hợp với những mục tiêu lớn hơn của công ty. Và điều này đòi hỏi rất nhiều về sự tin tưởng.
Bạn phải tạo được niềm tin nơi nhân viên rằng họ sẽ thu được những thứ có lợi nhất cho bản thân từ công ty. Nói vậy không có nghĩa bạn sẽ cung cấp cho cho họ những thiết bị mới nhất hay luôn giúp đỡ khi họ cần, mà là trao trách nhiệm cho họ vì sự thành công của chính họ và tin tưởng họ đủ khả năng hoàn thành chúng.
Khi nhận ra yếu tố thúc đẩy một người, bạn sẽ biết cách làm thế nào để kết nối trực tiếp tới nguồn năng lượng đó.