• Trang chủ
  • > Sách
  • > Kỹ năng mềm
  • > Cách nhanh nhất để vượt qua tảng đá là đi xuyên qua nó
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Cách nhanh nhất để vượt qua tảng đá là đi xuyên qua nó

Cách nhanh nhất để vượt qua tảng đá là đi xuyên qua nó

  • Tác giả:
  • Thể loại: Kỹ năng mềm
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 01/01/1970
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Sẽ có những giai đoạn trong cuộc đời mà bạn buộc phải đối mặt với khó khăn đến mức muốn bỏ cuộc, buông xuôi ý định thực hiện mục tiêu. Tuy nhiên, từ bỏ không phải là một sự lựa chọn. Người dễ dàng từ bỏ mục tiêu thì không bao giờ làm được việc lớn.

Xác định nguyên nhân khiến bạn muốn bỏ cuộc là rất quan trọng. Bài học sai lầm cho sự thất bại là thiếu tự tin, thiếu tính kỉ luật, không chăm chỉ và không có sự nỗ lực thật sự. Bạn sợ hãi kết quả cuối cùng không như mong muốn và không thể thích nghi với những thay đổi. Đó chính là những lý do cơ bản mà bạn lựa chọn dang dở mục tiêu của mình. Thậm chí, nhiều người đã từ bỏ ngay khi cơ hội thành công sắp đến gần.
 

Suy nghĩ kĩ trước khi bỏ cuộc

 
Sức mạnh của một con người nằm ở lối suy nghĩ và động lực giải quyết vấn đề. Nếu bạn nhìn vào người thành công và nghĩ rằng họ đã có được tất cả những gì họ muốn chỉ sau một đêm thì đó là điều hoàn toàn sai lầm. Họ đã làm việc chăm chỉ và trải qua nhiều thất bại. Chúng ta không nhìn thấy quá trình nỗ lực của họ mà chỉ quan tâm đến kết quả. Do đó, hình thành ảo tưởng bản thân sẽ giàu có và thành công chỉ sau một đêm mà không cần phải nỗ lực và kiên trì trong công việc.
 
Mặt khác, một bộ phận lại có xu hướng khắc nghiệt với chính bản thân. Họ luôn cho rằng mình yếu kém, không có khả năng nên sẽ gặp phải thất bại. Những người này nên tìm hướng tiếp cận và giải quyết mục tiêu theo cách mới. Nên nhớ rằng để đạt được mục tiêu cuối cùng không chỉ có duy nhất một có đường. Thực tế, nó có thể có hàng trăm con đường khác nhau, bất kể đó là con đường dễ dàng hay khó khăn.
 
Trải qua giai đoạn khó khăn là tiền đề tạo ra bước đột phá lớn trên con đường dẫn đến thành công. Điều quan trọng khi cảm thấy bế tắc là biết thay đổi quan điểm. Trước khi quyết định từ bỏ giấc mơ, hãy tưởng tượng bạn sẽ trở thành người như thế nào? Nếu tiếp tục theo đuổi thì sẽ ra sao? Quyết định không từ bỏ, với tất cả quyết tâm và sự nỗ lực, bạn sẽ nhận được kết quả xứng đáng. Từ bỏ và tự huyễn hoặc bản thân chờ đợi cơ hội tiếp theo thì đừng bao giờ nghĩ cơ hội sẽ tìm đến một lần nữa nếu bạn không thực sự thay đổi. Đừng cho bản thân trong tương lai phải hối hận vì một quyết định ở thời điểm hiện tại.
 
Đối mặt với khó khăn có thể không dẫn đến kết quả tốt nhất. Nhưng nó không hoàn toàn là thất bại bởi vì bạn có thể rút ra những kinh nghiệm và bài học đáng giá cho chính bản thân mình. Thất bại vốn chỉ là một từ vựng. Đừng quan tâm đến việc người khác nói gì, thay vào đó, tin tưởng bản thân có thể vượt qua và tiếp tục đi về phía trước. Khó khăn và thách thức không phải là những vấn đề tiêu cực mà giống như chiếc đòn bẩy giúp bạn tiến xa hơn trên con đường đã lựa chọn.
 

Làm thế nào để giữ vững động lực?

 
Quyết định từ bỏ sẽ khiến bạn cảm thấy nhẹ nhõm vì không còn phải đối mặt với thử thách đó nữa, nhưng sự hài lòng có thể sẽ nhanh chóng kết thúc và thay thế bằng cảm giác dằn vặt, hối hận.
 
Thử thách thực sự mà bạn phải vượt qua là điểm yếu của riêng bạn biểu hiện dưới dạng vật chất. Hãy tưởng tượng thách thức giống như tảng đá lớn nằm ở phía trước. Chọn từ bỏ? Bạn sẽ mãi mãi đứng tại vị trí đó. Thậm chí, buộc phải lùi về sau trong khi những người khác đang không ngừng tiến lên. Do đó, bằng mọi cách bạn phải vượt qua tảng đá của chính mình để tự hoàn thiện và phát triển bản thân. Bạn có thể lựa chọn cách đi xung quanh tảng đá, nhưng cách nhanh nhất để vượt qua là phá vỡ tảng đá và đi xuyên qua nó.
 
Tảng đá là thách thức nhưng cũng là điểm yếu của bạn. Bạn có thể điều chỉnh cuộc sống để phù hợp với nỗi sợ hãi của bản thân nhưng đồng nghĩa là bạn đã chấp nhận sự thất bại. Mọi vấn đề sẽ được giải quyết dễ dàng khi bạn biết cách phá vỡ tảng đá lớn thành những mảnh nhỏ hơn và đối phó với từng viên đá nhỏ. Điều này có nghĩa là, hãy đặt ra mục tiêu và chia nhỏ. Sau đó, từng bước hoàn thành mục tiêu nhỏ nhằm tạo tiền đề thực hiện mục tiêu lớn hơn.
 

1. Tìm ra điểm yếu của bản thân

 
Xác định những thiếu sót và hoàn thiện là điều tất yếu phải làm của mỗi con người. Tại sao bạn không thể thành công như "người ta"? Bạn kém hơn họ ở khía cạnh nào? Chủ động bổ sung và rèn luyện những kỹ năng còn thiếu sót, có thể là một khóa học trực tuyến, dự án tình nguyện hoặc làm một cái gì đó giúp bạn đến gần hơn với "ứng cử viên hoàn hảo".
 

2. Học cách kiên nhẫn

 
Không ai trở thành doanh nhân thành đạt chỉ sau một đêm. Nếu có ước mơ lớn, bạn phải làm được việc lớn. Thay vì buông xuôi dễ dàng thì hãy dành thời gian và kiên nhẫn tìm ra cách tốt nhất đạt để được mục tiêu cuối cùng của mình.
 

3. Tự khích lệ bản thân

 
Có thể bạn sẽ bị áp lực đè nặng trong nhiều ngày chỉ vì mắc sai lầm nhỏ. Con người không ai hoàn hảo đến mức chưa từng phạm sai sót bao giờ. Quan trọng là biết thay đổi và sửa chữa. Nếu hoàn thành tốt những bước tiến nhỏ trong quá trình đạt được mục tiêu của mình, bạn xứng đáng nhận được sự khích lệ từ chính bản thân. Điều này giúp bạn có được động lực để tiếp tục thực hiện mục tiêu lớn hơn.
 

4. Đừng ngại học hỏi và chia sẻ với người khác

 
Ai cũng phải trải qua giai đoạn đối mặt với những quyết định khó khăn, ảnh hưởng đến cuộc sống và sự nghiệp. Bạn không phải là người đầu tiên và cũng không phải là người duy nhất gặp phải vấn đề đó. Vì vậy, đừng ngại tìm lời khuyên từ bạn bè, gia đình hoặc những người xa lạ đồng cảnh ngộ có kinh nghiệm hơn.
 

5. Nắm bắt cơ hội

 
"Thứ không đánh bại được bạn sẽ giúp bạn trở nên mạnh mẽ hơn". Có trải qua khó khăn, con người mới trưởng thành và học hỏi được những kinh nghiệm có ích, bất kể kết quả như thế nào. Đó là cơ hội phát triển cá nhân.
 
Nên nhớ rằng thành công không bao giờ đến một cách dễ dàng. Muốn nếm trái ngọt thì phải là người gieo hạt, kiên nhẫn chăm sóc cây từng ngày và bảo vệ nó trước sóng gió.
Bạn nên đọc
Quảng cáo