• Trang chủ
  • > Sách
  • > Kỹ năng sống
  • > Càng than nghèo kể khổ sẽ càng nghèo
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Càng than nghèo kể khổ sẽ càng nghèo

Càng than nghèo kể khổ sẽ càng nghèo

  • Tác giả:
  • Thể loại: Kỹ năng sống
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 01/01/1970
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Con người không chỉ nên bằng lòng với cuộc sống vật chất tiền tài, mà còn phải bằng lòng với những con người, sự việc xung quanh.


Một lời than trách nghèo 3 năm

 
Nhìn từ góc độ số mệnh, nếu bạn vì buồn phiền, dày vò, đau khổ mà than thân trách phận thì vô tình bạn đã làm mất đi sinh lực của mình, từ đó dẫn đến không còn sức sống. Người đã bị mất sinh lực thì sao có thể có sự nghiệp tốt, hôn nhân hạnh phúc, sức khỏe dồi dào? Vì thế các bạn nên nhìn nhận cuộc sống một cách tốt đẹp, đừng than trách nhiều, nếu không sẽ dễ bị “một lời than nghèo 3 năm.”
 
Ngoài ra, nếu nhìn từ góc độ hiện thực, “than trách” luôn dẫn đến kết quả không tốt, vì không suôn sẻ nên than trách, vì than trách mà buông xuôi, vì buông xuôi mà mất đi động lực, chí khí, khả năng phấn đấu, thành công, vì không thành công nên không được coi trọng, từ đó cơ hội sẽ ngày càng ít đi, mọi thứ sẽ càng không thuận lợi. Vì thế, câu nói “một lời than trách nghèo 3 năm” có hàm ý rất sâu sắc.
 

Người càng than nghèo thì sẽ càng nghèo

 
Người giàu có thì phải có tâm thiện, khẩu phật. Con người tạo ra khẩu nghiệp chỉ trong chớp mắt nhưng hậu quả thì khôn lường. Với người khẩu phật, con cháu họ luôn phát đạt, gia nghiệp thịnh vượng. Trong họ nhà tôi có một cụ, mồm miệng rất từ tốn, nói năng phúc đức, ba người cháu đều sinh con trai, đây chính là phúc đức tổ tông để lại.
 
Làm người không nên than nghèo. Người than nghèo sẽ nghèo kiết xác. Người than nghèo là người không biết thế nào là đủ hoặc khi cần cho ai thì không thể lấy được tiền ra. Những người này khi than nghèo, ông trời nghe thấy sẽ lập tức lấy cái nghèo cho anh ta, và kết quả là anh ta sẽ càng ngày càng nghèo. Người muốn giàu có thì trước tiên phải biết bằng lòng với những gì mình có, bằng lòng chính là một dạng của thành công. Phải biết bằng lòng với mọi thứ, cuộc sống sẽ dần dần trở nên giàu có, bằng không sẽ càng ngày càng nghèo đi.
 
Con người không chỉ nên bằng lòng với cuộc sống vật chất tiền tài, mà còn phải bằng lòng với những con người, sự việc xung quanh. Người trong cùng gia đình mà oán trách, coi thường nhau thì gia đình đó chẳng mấy mà lụi bại. Vợ chồng cũng cần phải biết bằng lòng về nhau. Người mà bạn gặp phải chính là nghiệp và phúc báo của bạn. Người không có phúc báo muốn kết hôn với người giàu có là rất khó. Người tính không bằng trời tính, trời chính là số mệnh, chính là nghiệp của bạn, con người không thể thắng được nghiệp của mình.
 

Đừng than nghèo, than nghèo sẽ càng nghèo

 
Người nghèo sẽ có tướng nghèo. Người nghèo không có phúc đức, nghèo có nghĩa là không có trí tuệ. Không có phúc đức thì sao có thể giàu có được. Người phàm tục thường nhỏ nhen, luôn tranh giành mất hết lý tính con người, vì thế đánh mất đi phúc đức của bản thân, như vậy hỏi có tác dụng gì. Do đó, con người hãy nên xem lại chính mình, nhìn lại nghiệp chướng của mình, như thế sẽ tốt hơn.
 
Đạo đức kinh nói, đạo là tấm gương phản chiếu, muốn thành công phải xem lại chính mình. Ví như, con người luôn cho rằng vì bản thân là tốt, bản thân sẽ ngày một tốt lên. Nhưng họ không biết rằng, người mà chỉ vì mình sẽ không bao giờ có phúc báo, sẽ càng ngày càng xấu đi. Ngược lại, người không vì bản thân, biết nghĩ cho người khác thì ông trời cũng không phụ họ. Người đó sẽ ngày càng tốt lên. Người xưa đã nói, chỉ vì lợi ích của gia đình mình thì không cần phải làm quan, vì làm quan thì phải lo cho dân chúng, làm được như thế mới có ý nghĩa. Người luôn chỉ nghĩ đến mình thì mãi mãi không giàu được.
 
Ví dụ như khi nói đến người kế tục, con cháu Khổng Tử đến nay đã trải qua hơn 70 đời, trong đó Phạm Trọng Yêm là người được Đại sư Ấn Quang khen ngợi sẽ là người kế nhiệm đầu tiên của Khổng Tử, ông là vị quan vì dân, không màng đến lợi ích bản thân, vì lợi ích cả gia tộc và vì muôn dân. Vì thế con cháu của ông không thể tính đếm, đây chính là phúc đức ông cha để lại.
 
Ở đời không nên tư lợi cá nhân. Tây Tạng có câu nói: Khi con người chỉ nghĩ đến bản thân thì có nghĩa đại họa đã bắt đầu. Khi mình cho đi sẽ không những không mất đi mà đổi lại mình sẽ phúc đức về đường con cái, ông trời cũng sẽ không phụ.
 
Cho dù rơi vào hoàn cảnh nào, hy vọng các bạn sẽ luôn cảm nhận được cuộc sống hiện tại và tương lai tươi đẹp này, đừng nên than vãn, khóc than nghèo khó, nếu không chỉ than nghèo 1 lần sẽ nghèo đến 3 năm, khóc than nghèo khó sẽ mãi không đứng lên được.
 
Nếu số phận không công bằng với bạn, bạn thực sự nghèo, như vậy, bạn phải nghĩ xem làm thế nào thay đổi được tình thế chứ không phải cứ để chữ nghèo trên miệng mình. Hãy nhớ rằng, khi bạn nghĩ gì thì nó có thể sẽ thành hiện thực.
Bạn nên đọc
Quảng cáo