- Trang chủ
- > Sách
- > Kỹ năng sống
- > Cây to và cây nhỏ, bạn chọn chặt cây nào? và kết luận giúp nhiều người nhận ra thiếu sót
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
Cây to và cây nhỏ, bạn chọn chặt cây nào? và kết luận giúp nhiều người nhận ra thiếu sót
- Tác giả:
- Thể loại: Kỹ năng sống
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 01/01/1970
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Nếu phải lên núi chặt cây, vừa hay gặp hai cây thân gỗ trước mặt, một to một nhỏ, các bạn sẽ chọn cây nào?
Một vị giáo sư già hỏi các học viên: "Nếu như các bạn phải lên núi chặt cậy, vừa hay trước mặt có hai cây xanh mọc cạnh nhau, một cây to, thô, một cây gầy guộc hơn, các bạn sẽ chọn cây nào?"
Câu hỏi vừa được đưa ra, mọi người đã nhanh chóng trả lời: "Tất nhiên là sẽ chặt cây to và thô rồi."
Vị giáo sư già mỉm cười, nói: "Cái cây thô đó chẳng qua là một cây dương bình thường, còn cái cây gầy guộc bên cạnh là cây thông đỏ. Vậy bây giờ các bạn sẽ chặt cây nào?"
Các học viên bắt đầu ngẫm nghĩ, rõ là gỗ thông đỏ quý hơn gỗ của cây dương. "Vậy thì em sẽ chọn cây thông đỏ, gỗ cây dương không có giá trị!" – các học viên trả lời.
Vẫn giữ nét mặt mỉm cười, vị giáo sư già lại tiếp tục hỏi: "Nếu cây dương kia mọc thẳng, cây thông đỏ cong vẹo chẳng ra hình thù gì, các bạn sẽ chọn chặt cây nào?"
Lớp học lại trầm xuống một lúc, rồi các học viên bắt đầu trả lời: "Nếu như vậy thì sẽ chặt cây dương thầy ạ. Cây thông đỏ mà cong vẹo thì cũng có tác dụng gì đâu."
Ánh mắt vị giáo sư lúc này sáng lên, các học viên đoán thầy sẽ tiếp tục đưa thêm điều kiện nào đó, quả nhiên đúng như vậy.
"Cây dương mặc dù thẳng nhưng vì tuổi đời đã già, ở giữa thân cây đã rỗng tuếch, khi đó, các bạn sẽ chọn chặt cây nào?"
Mặc dù chưa hiểu ý định thực sự của thầy nhưng các học viên vẫn suy nghĩ tích cực về điều kiện thầy vừa đưa ra và đáp: "Vậy thì sẽ chặt cây thông đỏ, thân cây rỗng rồi thì còn làm được gì nữa!"
Vị giáo sư già tiếp tục hỏi: "Cây thông dù không bị rỗng ruột nhưng nó cong vẹo quá, chặt được cũng khó khăn, vậy các bạn sẽ chặt cây nào?"
Các học viên lần này chẳng quan tâm đến việc cuối cùng vị giáo sư sẽ đưa ra kết luận gì nữa, nhất loạt trả lời: "Vậy thì chặt cây dương. Đều không có tác dụng như nhau thì cây nào dễ chạt sẽ chặt."
Lúc này, vị giáo sư lại hỏi: "Nhưng trên thân cây dương có một tổ chim, những con chim non đang nấp trong đó, vậy các bạn sẽ chọn cây nào?"
Cuối cùng, có một người đứng lên hỏi: "Giáo sư, vậy suy cho cùng giáo sư muốn nói cho chúng em biết điều gì ạ?"
Vị giáo sư già cười, đáp: "Sao trong các bạn không có ai tự hỏi, vậy suy cho cùng chặt cây để làm gì?
Mặc dù các điều kiện của tôi luôn luôn thay đổi nhưng kết quả cuối cùng được quyết định bởi động cơ ban đầu của các bạn.
Nếu muốn chặt cây lấy củi, các bạn sẽ chặt cây dương, muốn làm đồ mỹ nghệ, vậy thì chặt cây thông. Các bạn tất nhiên không thể vô duyên vô cớ vác dao lên núi chặt cây đúng không?"
Câu chuyện này cho chúng ta biết một triết lý sống ở đời: Với mỗi người, chỉ khi đã có sẵn một mục tiêu rõ ràng trong đầu, khi làm việc mới không bị các điều kiện, các hiện tượng bên ngoài chi phối, mê hoặc hoặc cám dỗ.
Làm người phải có chính kiến, lập trường và mục đích sống. Khi có được những điều ấy rồi, bạn sẽ vững như bàn thạch giữa trời đất, không e ngại hay sợ hãi bất cứ điều gì.
Vốn dĩ muốn theo đuổi một cuộc đời viên mãn nhưng trên đường đời, có người lại bị những cạm bẫy, cám dỗ làm mất phương hướng, đó là bi kịch! Kiên trì lý tưởng của bản thân, bởi là một loại phẩm chất đáng trân trọng!
Vậy xin hỏi mục tiêu của bạn đã đủ rõ ràng chưa? Một khi đã rõ ràng, hãy cố gắng và quyết tâm để hiện thực hóa những mục tiêu đó, bạn nhất định sẽ thành công!