- Trang chủ
- > Sách
- > Kỹ năng sống
- > Chỉ cần qua 4 chữ cũng có thể nhìn thấu nội tâm một người
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
Chỉ cần qua 4 chữ cũng có thể nhìn thấu nội tâm một người
- Tác giả:
- Thể loại: Kỹ năng sống
- Nguồn: Theo mạng thư viện
- Ngày cập nhật: 31/05/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Để nhìn thấu một người thật sự không dễ dàng, nhưng chỉ cần dụng tâm cũng có thể nhìn ra ít dấu vết. Một người giá trị thế nào, phẩm chất ra sao, đôi lúc chỉ cần liếc mắt liền thấy rõ, nghe một câu nói liền hiểu rõ, nhìn thấu một người chỉ cần 4 chữ sau.
1. Chữ “Quả"
Quan sát tướng đi, lắng nghe lời nói, nhìn xem kết quả, chính là đừng chỉ dựa vào người đó nói gì, ở ngoài mặt làm gì, cũng như thái độ biểu hiện thế nào, chúng ta nên nhìn kết quả cuối cùng mà người đó làm được.
Có những người, nhìn bề ngoài giản đơn, ít phô trương, hiển thị nhưng lại có năng lực tài tình, làm việc gì cũng dốc hết tâm sức, khi thấy thành quả mới khiến mọi người bội phục. Cũng có một số người nói nghe thật hay, cũng như thể hiện rất tốt, nhưng chỉ là bề ngoài hoặc cao hứng nhất thời, cuối cùng không đem lại kết quả như mong nuốn. Như vậy chỉ qua hai ba lần là cơ bản có thể phán đoán ra kết cục. Vậy nên, chúng ta nhìn người, trước phải xem “quả”.
2. Chữ “Cơ”
“Cơ” ở đây là cơ duyên, động cơ, nguyên nhân, chính là khi kết giao cùng một người, cần xem có cơ duyên hay không, có thể hợp nhau không. Việc một người có hợp với ta hay không, thì đẹp xấu, giàu nghèo là không quan trọng. Đôi khi tất cả mọi người đều cảm thấy người đó không có gì đặc biệt, nhưng tâm hồn, tính tình người đó lại hợp với ta.
Tiếp theo, chúng ta phải xem động cơ của người đó, cùng kết giao với ta là vì nguyên nhân gì. Nếu là vì tâm đầu ý hợp, quý mến lẫn nhau, thường sẻ chia vui buồn, lý tưởng cuộc sống thì đây hẳn là thiện duyên, cần phải trân quý.
Còn nếu đối phương có động cơ không tốt, vì mục đích nào đó mà kết giao với ta thì trong thời gian ngắn sẽ lộ rõ. Vì vậy từ chữ “cơ” mà có thể dễ dàng nhìn thấu một người. Hơn nữa, nếu nhìn thấu động cơ không tốt thì nên lập tức ngừng kết giao, đừng nên chỉ vì cảm giác hợp nhau mà tiếp tục mối quan hệ. Nếu vậy, về sau sẽ chỉ nhận được muộn phiền mà thôi.
3. Chữ “Tàng”
“Tàng” ý chỉ sự tiềm ẩn, “thâm tàng bất lộ”. Cũng như người xưa thường nói: “Chân Nhân bất lộ tướng”, người đắc Đạo sẽ không để hình tướng của mình xuất hiện trước thế nhân. Người càng tài thì càng không lộ diện hoặc để lộ thân phận trước người khác.
Vì vậy khi kết giao hoặc tiếp xúc với người khác, cần phải có tâm nhãn, không nên chỉ nhìn diện mạo bình thường trong một thời khắc mà đánh giá một người, cũng đừng vì giả tướng đẹp đẽ, hào nhoáng mà vội vàng kết luận về họ. Cần phải có sự giao thiệp sâu sắc hơn và trải qua một vài hoàn cảnh nhất định mới có thể thực sự hiểu được tâm can người ta.
4. Chữ “Tưởng”
Chữ “Tưởng” này là lý tưởng, ý muốn, mộng tưởng. Nhìn nhận một người còn có thể thông qua mong ước người đó theo đuổi, hay lý tưởng của họ mà phán đoán. Nếu một người có mục đích sống lớn lao, mỗi ngày đều hết mình vì công việc, trong công tác thực hiện thật nghiêm túc, người đó có hy vọng sẽ có một sự nghiệp rạng rỡ. Lại có người chỉ muốn một cuộc sống bình yên, thanh thản, không ganh đua với đời, nhưng vẫn sống có nguyên tắc, vì lợi ích cho người, họ là thuộc kiểu người không thích mưu cầu danh lợi.
Nhưng cũng có những người sống không có mục tiêu, thường buông thả bản thân, sống cho qua ngày đoạn tháng, những người này, tốt hơn hết, chúng ta chỉ nên giữ mối quan hệ giao hảo với họ.
Mỗi người có một cách sống khác nhau, vậy nên ước mơ mà mỗi người theo đuổi cũng khác nhau, thể hiện trong cuộc sống cũng không giống nhau. Vì vậy khi chúng ta khi kết giao với người khác, cũng cần hiểu được những gì họ theo đuổi cũng như cách sống của họ.
Quả, cơ, tàng, tưởng là 4 chữ thể hiện hành vi, động cơ, lý tưởng theo đuổi, tính cách đặc trưng của một người, từ đó giúp chúng ta nhìn nhận một cách rõ ràng về họ.