• Trang chủ
  • > Sách
  • > Khởi nghiệp
  • > Cho vừa lòng em
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Cho vừa lòng em

Cho vừa lòng em

  • Tác giả:
  • Thể loại: Khởi nghiệp
  • Nguồn: Theo mạng thư viện
  • Ngày cập nhật: 01/06/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Làm kinh doanh, cách xây dựng khách hàng đúng là phải tìm khách ổn định, tìm khách bên ngoài, tìm khách có nhu cầu. Việc mua hàng phải xuất phát từ NHU CẦU. Người ta không có nhu cầu thì tạo cho người ta nhu cầu.

Mình khởi nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ một cái gì đó, có nên kêu gọi bạn bè, gia đình, người quen ủng hộ mình hem? Câu trả lời là hem. Chớ có dại dột.
 
Nhiều bạn ngạc nhiên, nhưng đó là sự thật. Tư duy của tiểu thương nhỏ hẹp xưa nay nên khi mình mở ra làm, khách hàng mình nghĩ đầu tiên là người quen. Ví dụ nói với bạn bè, tao mới mở quán bún bò trên đường X, mày nhớ ghé ăn. Rồi nó ghé ăn bún chỗ mình, dẫn đến rất nhiều lúng túng. Mình bán phải đặc biệt tí, thêm thịt thêm bún, chứ giống khách khác thì cũng không ổn. Nó ăn xong, mình không giảm giá cũng kỳ, mình lấy tiền cũng kỳ, mà không lấy tiền thì cũng kỳ nốt. Cảm giác MANG ƠN, nợ 1 món nợ tình cảm nó đè nặng trên người.
 
Dưới góc độ người ủng hộ, họ sẽ suy nghĩ khác. Nếu lấy tiền, nó sẽ nói trời ơi nó chủ quán mà vô ăn nó cũng lấy tiền, đi kể tùm lum. Không lấy tiền nó nói trời ơi sao không lấy, tao ngại quá bữa sau tao không qua nữa, hoặc đứa phức tạp hơn nó còn nghĩ "nó làm chủ rồi, nó khinh không lấy tiền tao", cũng đi kể tùm lum. Cuối cùng phải làm sao cho vừa lòng người đây, người ơi?
 
TỐT NHẤT là KHÔNG KỂ, KHÔNG TÂM SỰ chuyện kinh doanh của mình cho người thân bạn bè, kể cả cha mẹ vợ chồng con cái. Chuyện ai nấy làm. Không bán cho người thân là nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh. Những bạn làm sale, làm bán hàng, mới vô thấy bán khí thế, nhưng toàn cho người quen người nhà...thì đứa đó quá dở. Vì người thân của nó mua xong thì hết mối. Một số bạn tuyển nhân viên kinh doanh, thấy nó có quan hệ gia tộc nhiều, mừng quá mời vào, tuy nhiên không lâu dài được, nó bán xong cho ông chú bên Việt Teo, ông cậu bên Việt Tóp...thì hết biết bán cho ai, bèn nghỉ việc.
ĐỪNG BAO GIỜ TẬP TRUNG THỜI GIAN BÁN CHO ĐỐI TƯỢNG ỦNG HỘ. Ủng hộ thì không lâu dài được. Nhớ nhé các bạn. Đừng có nghĩ chồng mình làm hiệu trưởng cái trường đó mà mở căng tin bán cho học trò, giáo viên để họ ủng hộ. Họ ủng hộ cũng chỉ vài ba bữa à, mà uy tín của chồng mình lại không được tốt, lỡ nó ăn của vợ mình rồi thì mình khiển trách nó không mạnh miệng được nữa. Xưa thời bao cấp khó khăn, có nhiều thầy cô giáo vừa đi dạy vừa bán cà rem. Có lần học trò nó làm sai, cô giáo cho nó 1 điểm, nó khóc nó nói, sao em mua cà rem của cô mà cô cho em có 1 điểm? Bữa sau em sẽ mua cà rem của bà Tư ngoài cổng trường cho cô biết mặt, I will let you know my face. Đấy, nó khổ thế thấy, nó là học trò, tự dưng biến thành khách hàng, ép nó ủng hộ thì sao mà lâu dài được. Chưa kể là quan hệ công việc (dạy-học) sẽ không tốt do có business cà rem xen vào.
 
Làm kinh doanh, cách xây dựng khách hàng đúng là phải tìm khách ổn định, tìm khách bên ngoài, tìm khách có nhu cầu. Việc mua hàng phải xuất phát từ NHU CẦU. Người ta không có nhu cầu thì tạo cho người ta nhu cầu. Xưa admin thấy dượng Tony ra sách, dượng nói đối tượng chính của dượng là người chưa bao giờ đọc sách. Dượng đang tạo ra nhu cầu bằng cách xây dựng "văn hóa đọc", và đúng vậy, rất nhiều bạn, quyển Cà phê cùng Tony là quyền sách đầu tiên họ đọc trong đời sau mấy cuốn sách giáo khoa. Hay phân bón dượng ấy bán, cũng toàn do dượng hướng dẫn những người có tiền, có chí để họ mở nông trại, xuất khẩu nông sản, rồi họ mua phân để sử dụng...Dượng ấy bán phân nhưng không lấy mất thị phần của các hãng phân khác, nên hẻm có đối thủ cạnh tranh hay có ai ghét cả. Nhật muốn bán xe ô tô cho Ấn Độ, họ đã viện trợ cho nước bạn hệ thống đường sá cao tốc này nọ, tạo ra nhu cầu mua xe cho người dân nước này. Ví dụ vậy.
 
Mấy lời nhắn nhủ cho các bạn mới khởi nghiệp. Tự xây dựng hệ thống khách mới toanh, rồi biến họ thành khách ruột, khách quen, bạn hàng. Tạo ra nhu cầu, biến không thành có.

 

Bạn nên đọc
Quảng cáo