- Trang chủ
- > Sách
- > Tản mạn
- > Chuyện đáng suy ngẫm cuối tuần: Tư duy người giàu và người nghèo
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
Chuyện đáng suy ngẫm cuối tuần: Tư duy người giàu và người nghèo
- Tác giả:
- Thể loại: Tản mạn
- Nguồn: TS Alan Phan
- Ngày cập nhật: 31/05/2017
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
- Người giàu luôn nghĩ: 1+1=>2
Nhiều năm trước, trong trại tập trung Auschiwitz của phát xít Đức, một người cha Do Thái nói với con trai: “Bây giờ chúng ta không có của cải gì. Tài sản duy nhất chính là trí tuệ. Khi người khác trả lời 1+1=2, con nên nghĩ là 1+1=>2”.
Cậu con trai nghe xong nghiêm túc gật đầu. Sau đó, hai cha con may mắn sống sót.
Năm 1946, người cha dẫn con đến thành phố Houston- Mỹ buôn bán đồ uống. Một hôm, người cha gọi con trai đến và hỏi:
“Con biết giá trị một cân đồng là bao nhiêu không? Dạ, 35 xu ạ - cậu bé đáp chắc chắn.
Không sai, bây giờ tất cả mọi người ở bang Texax đều biết giá mỗi cân đồng là 35 xu. Nhưng đối với người Do Thái chúng ta, con nên biết mỗi cân đồng nhiều hơn 35 xu. Con hãy thử dùng một cân đồng này làm khóa cửa xem sao".
Nghe lời cha, người con dùng đồng làm khóa cửa, chế tạo dây cót đồng hồ Thụy Sỹ và làm huy chương cho thế vận hội Olympic. Anh đã từng bán một cân đồng với giá 3.500 đô la.
Năm 1974, chính phủ kêu gọi các công ty và tổ chức thanh lý phế liệu dưới chân tượng nữ thần tự do. Trong khi chẳng một công ty nào mặn mà với việc này, thì biết tin, người con trai lập tức tới ký kết hợp đồng với chính phủ và bắt tay làm việc.
Anh đem nung chảy những vật liệu đồng còn dư thừa và đúc thành một bức tượng nữ thần tự do loại nhỏ. Bùn đất và gỗ mục, anh chế biến gia công làm thành chân đế của bức tượng. Chì và nhôm anh làm thành những chiếc khóa và bán rộng rãi trên thị trường.
Thậm chí, bụi bẩn trên tượng nữ thần, anh cũng sai người cạo xuống và bán cho những người trồng hoa.
Sau ba tháng, anh đã biến đống phế liệu đó thành một món tiền lớn hơn với giá 3.500 đô la Mỹ. Như vậy, giá trị của mỗi cân đồng đã tăng lên gấp hơn một vạn lần. Người con trai Do Thái đó cũng chính là Chủ tịch hội đồng quản trị của Công ty Mc Call.
Bài học: Câu chuyện trên cho ta thấy giá trị thực sự không nằm ở bản thân sự vật mà nằm ở việc con người biết vận dụng đầu óc, trí tuệ để sử dụng vật đó thế nào. Như câu chuyện trên, khi tất cả mọi người cho rằng 1+1=2 thì bạn nên kiên trì quan điểm của mình 1+1>2.
- Với người nghèo: 1+100+1000 = 0
Ở làng nọ, có một gia đình rất nghèo, cuộc sống vô cùng khổ cực. Một phú hộ trong làng thấy vậy đã động lòng thương cảm và muốn giúp đỡ gia đình nghèo. Phú hộ tặng gia đình nghèo một con bò, chúc họ khai hoang tốt, đợi mùa xuân đến gieo hạt giống, mùa thu là có thể thoát nghèo.
Người nghèo cảm thấy hi vọng tràn trề và bắt đầu phấn đấu với mong muốn thoát nghèo. Nhưng chỉ sau vài ngày, bò vẫn muốn ăn cỏ, người lại muốn ăn cơm, cuộc sống trở nên khó khăn hơn khi nhu cầu tối thiểu không thể đáp ứng được.
Người nghèo bèn nghĩ ra cách bán bò đi, mua mấy con dê vì dê rẻ hơn bò rất nhiều. Trước tiên, người nghèo sẽ giết một con để ăn, những con còn lại giữ để nuôi cho đến khi sinh con, đợi dê con lớn lên rồi mang ra chợ bán lấy vốn mua tiếp lứa sau. Như thế sẽ kiếm được nhiều tiền hơn.
Nghĩ là làm, người nghèo tiến hành theo đúng kế hoạch đã định. Sau khi ăn hết một con dê, người nghèo chăn thả những con dê còn lại để chúng sớm sinh con. Tuy nhiên, do chỉ được ăn cỏ nên những con dê còn lại cứ còi cọc mãi và không sinh sản được. Cuộc sống của người nghèo tiếp tục lâm vào khó khăn.
Trong khi đó, người nghèo vẫn cần có cơm ăn mỗi ngày để lấy sức chăn đàn dê và làm việc. Vì thế, anh ta quyết định giết tiếp con dê thứ 2 để lấy thức ăn.
“Tiếp tục như thế này sẽ không ổn. Chi bằng đem dê đi bán, sau đó lấy tiền mua gà. Giá gà rẻ hơn dê hàng trăm lần, đã thế chúng lại đẻ trứng rất nhanh, trứng gà có thể lập tức bán được tiền, cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn” – người nghèo nghĩ.
Cảm thấy hy vọng tràn trề, người nghèo lại tiếp tục thực hiện kế hoạch, bán dê để lấy tiền mua gà. Nhưng gà thì không thể ăn cỏ chăn thả trên những cánh đồng được. Gà cần ăn cơm hoặc gạo. Người nghèo cơm còn không đủ ăn, thì lấy đâu cơm gạo cho gà ăn. Vậy là những chú gà tiếp tục chết đói, còi cọc và không đẻ trứng được.
Cuộc sống của người nghèo tiếp tục lâm vào bế tắc. Khi trong nhà chẳng còn gì, người nghèo quyết định giết gà để ăn.
Cuối cùng tài sản duy nhất còn lại của người nghèo là một chú gà, không có gạo để ăn, không thể đẻ trứng. Ước mơ làm giàu của người nghèo hoàn toàn sụp đổ. Người nghèo thất vọng nghĩ: “Làm giàu thật khó, thà đem con gà còn lại đi bán, mua một bình rượu uống cho say để không còn phải lo lắng về cuộc sống nữa”.
Mùa xuân năm đến, phú hộ nọ hào hứng mang hạt giống đến cho người nghèo gieo trồng vì nghĩ rằng người nghèo đã dùng bò để khai hoang thành công. Tuy nhiên, trước mắt phú hộ là túp lều trống trơn, người nghèo thì đang vật vã trong hơi men rượu.
Phú hộ lắc đầu và chán nản quay đi. Người nghèo vẫn tiếp tục say xỉn.
Trong cuộc sống, rất nhiều người nghèo đã từng mơ ước, thậm chí có cơ hội và hành động nhưng họ đã không kiên trì đến cùng.
Một nhà đầu tư nổi tiếng từng chia sẻ bí quyết thành công của ông là: “Lúc không có tiền, cho dù khó khăn cũng nên tiết kiệm và đầu tư. Áp lực sẽ khiến bạn tìm được phương pháp kiếm tiền mới, giúp bạn trả hết nợ. Đó là một thói quen tốt.”
Tính cách hình thành thói quen, thói quen quyết định thành công.
Kẻ mạnh không phải là không có nước mắt mà là kìm nén nước mắt không rơi. Kẻ yếu không phải ở vẻ bề ngoài mà là ở tinh thần suy sụp.
Bài học: Trong cuộc sống, không ai có thể tránh khỏi khó khăn và thất bại. Nếu bạn có thể đứng lên từ thất bại, kiên trì theo đuổi mục tiêu, tương lai chắc chắn sẽ thành công. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể kiên trì thực hiện ước mơ.