- Trang chủ
- > Sách
- > Kỹ năng sống
- > Chuyện ngựa hoang tìm cách diệt lợn rừng: Bất cứ ai cũng nên đọc để tự răn mình
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
Chuyện ngựa hoang tìm cách diệt lợn rừng: Bất cứ ai cũng nên đọc để tự răn mình
- Tác giả:
- Thể loại: Kỹ năng sống
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 01/01/1970
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Câu chuyện chính là lời nhắc nhở thâm thúy dành cho tất cả chúng ta trong cuộc sống này.
Bồ câu và quạ
Có một con quạ đen đang sải rộng cánh bay trên không trung thì gặp phải chú bồ câu đang trên đường trở về nhà. Thấy vậy, bồ câu liền hỏi: "Anh bay đi đâu đấy?"
"Thực ra tôi không muốn đi đâu cả, nhưng mọi người đều chê tiếng kêu của tôi khó nghe, vì thế nên tôi muốn rời đi nơi khác sinh sống", quạ đen rầu rĩ trình bày với bạn.
Nghe vậy, bồ câu chân thành góp ý: "Anh quạ ạ, đừng tốn công vô ích như vậy! Nếu anh không thay đổi tiếng kêu của anh, thì dù anh có bay đến đâu đi chăng nữa, anh vẫn không được yêu thích đâu."
Lời bình: Nếu bạn hi vọng tất cả đều trở nên tốt đẹp, vậy thì hãy bắt đầu thay đổi từ chính bản thân mình.
Ngựa hoang và lợn rừng
Lợn rừng và ngựa cùng nhau gặm cỏ trên cánh đồng, ấy thế nhưng lợn rừng xấu tính, chốc chốc lại quậy phá, không giẫm nát cả đám cỏ thì quay sang đạp nước bắn tung tóe.
Trước cách hành xử thô thiển của lợn rừng, ngựa vô cùng giận dữ, trong lòng nuôi ý định trả thù. Suy nghĩ đó cứ đeo bám ngựa mãi và rồi nó quyết định tìm thợ săn giúp đỡ.
Người thợ săn nghe xong, thủng thẳng đáp, trừ khi ngựa đeo dây cương và để cho bác ta cưỡi, bác ta mới nhận lời.
Vì dắp tâm muốn báo thù nên ngựa không ngần ngại đáp ứng yêu cầu của người thợ săn. Thế nhưng sau khi đã hạ gục lợn rừng, ngựa cũng đã bị người thợ săn dắt thẳng về nhà, buộc vào chuồng. Kể từ đó, ngựa hoàn toàn mất đi sự tự do vốn có của mình.
Lời bình: Nếu không thể bao dung, nhẫn nhịn người khác, bạn sẽ mang bất hạnh đến cho chính bản thân mình.
Ngao và ngựa hoang
Hạt cát vô tình bị đẩy vào trong miệng con ngao khiến ngao cảm thấy rất khó chịu. Thế nhưng nó cũng chẳng có cách nào để đẩy cát ra khỏi cơ thể mình.
May mắn là vì ngao không oán thán mà từng ngày dùng dinh dưỡng trong cơ thể bọc cát lại. Nhờ có vậy mà về sau, hạt cát lúc đầu đã biến thành viên ngọc đẹp đẽ.
Trong khi đó, một con dơi hút máu bám vào chân một con ngựa hoang. Cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, lại không biết làm thế nào để đuổi con vật đáng ghét kia đi, ngựa lên tung vó chạy loạn khắp cánh đồng. Không ít loài vật khác vì hành động này của ngựa hoang mà bị thương hoặc chết.
Các nhà khoa học nghiên cứu và phát hiện ra rằng, lượng máu mà dơi hút không nhiều, về cơ bản khó có thể khiến một con ngựa hoang tử vong. Thế nhưng vì sự giận dữ và điên cuồng của ngựa hoang, nhiều con vật khác đã phải chết oan.
Lời bình: Trong cuộc sống của chúng ta cũng vậy, những chuyện không như ý không hề ít. Khi gặp phải những chuyện không như ý, hãy nghĩ đến ngao và ngựa hoang.
Và tại sao chúng ta không chọn cách ứng xử như ngao trong câu chuyện trên?
Tìm cách thích nghi, thích ứng, trong hoàn cảnh không thể thay đổi, hãy dùng một tấm lòng rộng rãi độ lượng để bao dung tất cả những cảnh ngộ không như ý, biến nó thành một phần trong cuộc sống của mình để các bên đều vui vẻ hài hòa.
Chớ nên như chú ngựa hoang nông cạn kia, bởi hành xử như vậy chỉ tạo ra những trái đắng, gây phiền muộn cho mình, cho người mà thôi.
Những người thành công thường nói: Hãy để bản thân tạm dừng lại trong rắc rối, khó khăn để học cách thích ứng với nghịch cảnh… Bởi lẽ nghịch cảnh là bậc thang dẫn đến thành công.
Thống khổ và oan ức là những trải nghiệm quý báu của đời người. Tấm lòng, bản lĩnh, tính cách của một cá nhân cũng được hun đúc, bồi dưỡng lên từ đó.
Nghĩ chậm lại, chúng ta sẽ nhận thấy rằng: Con người sống trên đời, cần phải để ra cho mình một không gian để quay đầu, học cách tư duy, học cách chờ đợi và điều chỉnh, phải biết vượt qua những lời giả dối, biết nhẫn nhịn trước sự lừa lọc…
Đời người, nhiều khi thứ chúng ta cần không phải là sự cứng rắn mà có lúc, chỉ cần một nụ cười rồi cho qua tất cả…