- Trang chủ
- > Sách
- > Khởi nghiệp
- > Chuyện ở Thâm Quyến
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
Chuyện ở Thâm Quyến
- Tác giả: Dượng Tony
- Thể loại: Khởi nghiệp
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 01/01/1970
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Điều ấn tượng nhất ở Thâm Quyến chính là những văn phòng 24h. Ngoài ca từ 8h-6h ban ngày để buôn bán với các nước đông bán cầu, có ca đêm từ 8h tối đến 6h sáng để xuất nhập khẩu với các nước Tây bán cầu như Mỹ, Canada, các nước Mỹ La tinh…
Từ một làng chài nghèo khó, nhìn sang bên kia là Hồng Công hoa lệ, người Trung Quốc quyết định hình thành đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Shenzhen). Ngày nay, Thâm Quyến trở thành trung tâm kinh tế, tài chính và xuất nhập khẩu của cả miền Nam Trung Quốc.
Điều ấn tượng nhất ở Thâm Quyến chính là những văn phòng 24h. Ngoài ca từ 8h-6h ban ngày để buôn bán với các nước đông bán cầu, có ca đêm từ 8h tối đến 6h sáng để xuất nhập khẩu với các nước Tây bán cầu như Mỹ, Canada, các nước Mỹ La tinh…
Theo chân anh bạn. 8h tối lái xe đến 1 tòa nhà cao tầng ở trung tâm, bắt đầu công sở. 12h đêm thì nghỉ, ra phố ăn khuya, 1h30 sáng vô lại. Cả mấy trăm văn phòng trong toà nhà đều nhộn nhịp nên không ai nghĩ đây là ban đêm. Các nhà máy giày dép, quần áo, đồ chơi, điện thoại, điện tử...vẫn làm 3 ca, nên giao dịch, email, điện thoại rôm rả. Mùi cà phê thơm nồng, những bước chân đi vội. Gương mặt ai cũng lanh lợi hoạt bát, điện thoại tiếng Hoa tiếng Anh buôn buôn bán bán. Bên Mỹ email qua 1 cái, bên này trả lời, báo giá liền. Nên họ lấy hết các đơn hàng, còn mấy đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Indonesia, Philippines...thì lúc đó mắc ngủ, ngày hôm sau mới trả lời, rồi tối hôm sau bên Mỹ mới trả lời lại, rồi ngày hôm sau nữa mới nhận được thông tin, nên gút hợp đồng rất khó. Vì để có 1 hợp đồng xuất khẩu, người ta phải trả giá qua lại cả chục cái email và điện thoại. Ở các văn phòng 24h này, nửa đêm vẫn gọi dịch vụ DHL, Fedex tới giao nhận chứng từ, hàng mẫu. Ngân hàng vẫn mở cửa để rút tiền, thanh toán bộ chứng từ. Vẫn bốc dỡ hàng và làm thủ tục hải quan ở cảng. Xe tải và container vẫn chạy rầm rập trên đường. Các kho bãi sáng đèn và nhộn nhịp suốt đêm. Ai nấy đều cố gắng nỗ lực để hàng hoá Trung Quốc đánh bật hàng hoá bản địa ở mọi nơi, trừ các nước có tinh thần dân tộc mạnh hơn Trung Quốc là Đức, Nhật, Hàn. Chỉ có 3 nước này là hàng Trung Quốc chen chân không nổi.
Ở Thâm Quyến, nhân sự ca đêm đều là các bạn trẻ mới ra trường, chưa vướng bận gia đình, đầy nhiệt huyết. Các bạn tự lên mạng tìm kiếm đối tác nhập khẩu, giới thiệu, trao đổi, luôn tay luôn chân chứ không chờ ai giao việc. Tất nhiên lương bổng cũng cao hơn ca ngày, tạo thành một cộng đồng làm theo giờ Mỹ trên đất Trung Quốc, mọi người vẫn hẹn nhau gặp gỡ, cà phê lúc 3h sáng để bàn công việc, và rủ nhau đi nhậu sau giờ làm, tức 6h sáng. Có vũ trường mở cửa lúc 10h sáng cho đối tượng này, đông nghịt người. Tới 2h chiều thì đóng cửa vì "khuya" quá rồi, phải về nghỉ để tối lại đi làm.
Trước đây, Thâm Quyến là một huyện của tỉnh Quảng Đông (huyện Bảo An), giờ trở thành đặc khu kinh tế tách ra. Tuy vậy, Quảng Đông vẫn là tỉnh giàu, với thủ phủ Quảng Châu, tổng tài sản GDP khoảng 850 tỷ đô la = Việt Nam (140 tỷ đô la ), Thái Lan ( 360 tỷ), Philippines (250 tỷ) cộng lại. Trong khi dân số của Quảng Đông chỉ khoảng 90 triệu, bằng Việt Nam. Dân Quảng Đông giàu có, đi nước ngoài du lịch học tập như đi chợ. Có tiền nên cơ sở hạ tầng được tái đầu tư, đường sá rộng rãi đẹp đẽ, tàu cao tốc chạy vù vù, tàu điện ngầm mát rượi, thành phố xanh tươi, y tế, giáo dục đều được trợ cấp. Lượng hàng hóa thông quan của cảng Thâm Quyến hàng năm là 22 triệuTEU, gấp 10 lần cảng Sài Gòn, gấp 36 lần cảng Hải Phòng, cảng lớn nhất miền bắc nước ta. Bên cạnh đó là cảng Hồng Công (23 triệu TEU, cảng Quảng Châu 10 triệu TEU, nhưng bãi chứa container C/Y lúc nào cũng trong tình trạng không đủ chỗ (số liệu năm 2008). Làm việc nhiệt tình, nghĩ ra việc và làm chứ không ngồi chờ người khác sai bảo...là đặc trưng lớn nhất lao động khu vực đồng bằng sông Châu Giang.
Trong khi đó, ở Đông Nam Á (trừ Singapore) thanh niên trong độ tuổi lao động ngồi cà phê nhiều hơn ngồi trong nhà máy. Chiều đến thì người người nhà nhà đi nhậu, lượng bia tiêu thụ của các quốc gia này thuộc tốp đầu thế giới. Và ở rất nhiều công sở, hình ảnh nhân viên uể oải, bước đi chậm chạp, tác phong lừ đừ, tụ năm tụ ba tán gẫu hoặc không thì ngồi ngáp đến chảy nước mắt. Hoặc chăm chú chỉ để chơi game, coi tin tức, chat chit, facebook, nhìn vô màn hình máy tính với cặp mắt vô hồn như mắt giả. Nhưng khách đến giao dịch thì lập tức cáu giận, vì đã làm tôi thức giấc. Quen không làm việc nên động tác thừa nhiều, xử lý gì cũng chậm.
Vì ít làm, ít việc nên cũng ít tiền, gương mặt ai nấy buồn hiu buồn hắt. Thử quan sát 1 ngày ở một công ty xuất nhập khẩu gỗ ở Campuchia, màn hình trước mặt mở ra toàn các trang web tin tức ca sĩ diễn viên. Một số ôm iphone ipad coi facebook tò mò tọc mạch chuyện riêng tư. Cả chục nhân viên ngồi với vẻ mặt buồn xo, cứ mấy phút thì liếc coi đồng hồ một lần, đến 5h chiều thì vội vã tắt màn hình, giải phóng năng lượng tích tụ cả ngày bằng cách vung tay chém gió phần phật trên bàn nhậu. Và hôm sau thì đi trễ vì dậy không nổi. Lại vào, ngồi đếm thời gian cho hết ngày.
Và cứ thế, hết tuần, hết tháng, hết năm, hết đời người.
Bạn nên đọc
-
Muốn tăng thêm thu nhập bạn không nên bỏ qua những công việc này
-
24 câu nói cực hay về tiền khiến chúng ta phải suy ngẫm
-
Muốn khởi nghiệp hãy đọc kỹ bài này
-
Bạn đang làm việc cho ông chủ, hay chính bản thân mình? Câu chuyện chim Cốc Đế thức tỉnh hàng triệu
-
Nguyên tắc sống của người thông minh
Quảng cáo