• Trang chủ
  • > Sách
  • > Cây thuốc dân gian
  • > Công dụng và bài thuốc cổ truyền từ cây dâm dương hoắc
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Công dụng và bài thuốc cổ truyền từ cây dâm dương hoắc

Công dụng và bài thuốc cổ truyền từ cây dâm dương hoắc

  • Tác giả:
  • Thể loại: Cây thuốc dân gian
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 02/09/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Dâm dương hoắc còn gọi là dương hoắc, tiên linh tỳ… Tên khoa học: Epimedium sp, họ Hoàng liên gai (Berberidaceae). Dâm dương hoắc là cành và lá đã phơi hay sấy khô của hai loài dâm dương hoắc: dâm dương hoắc lá to và dâm dương hoắc lá mác.

 Hai loài này có ở vùng núi cao ở Sa Pa, Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang. Thành phần trong dâm dương hoắc có flavonoid, phytosterol, tinh dầu, acid palmitic, dầu béo, vitamin E, alcaloid. Dịch chiết từ dâm dương hoắc có tác dụng tương tự oestrogen, có tác dụng hưng phấn, làm tăng bài tiết tinh dịch; hạ huyết áp, hạ đường huyết, ức chế một số vi khuẩn liên cầu, phế cầu, tụ cầu. Theo y học cổ truyền, dâm dương hoắc vị cay, ngọt, tính ấm; vào can thận. Có tác dụng bổ thận tráng dương, cường kiện cân cốt, khu phong trừ thấp. Dùng cho các trường hợp thận dương hư, sợ lạnh tay chân lạnh, đau lưng, mỏi gối, tê bại tay chân, liệt dương di tinh, phụ nữ cao huyết áp ở thời kỳ mãn kinh, người cao tuổi xuyễn khái. Liều dùng: 8 – 20g có thể dùng:

Một số bài thuốc có dâm dương hoắc:

–  Ấm thận tráng dương: Trong trường hợp thận dương suy kém, lưng đau, liệt dương, đái dắt,  không nhịn được:

–  Rượu thuốc dâm dương hoắc: Dâm dương hoắc 1.000g, rượu trắng 10 lít. Ngâm trong 1 tháng. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml. Trị liệt dương, bán thân bất toại.

– Thịt dê hầm dâm dương hoắc: Dâm dương hoắc 25g, thịt dê 200g. Cho chút rượu khuấy trộn đều, thêm muối hầm chín nhừ, thêm gừng, hành, gia vị ăn. Dùng cho các trường hợp nam giới thiểu năng sinh dục, tinh trùng ít, hoạt lực kém, liệt dương di tinh; người cao tuổi có thể suy nhược đau lưng mỏi gối, yếu tay chân.

– Trừ thấp giảm đau: Đau các khớp xương do phong thấp hoặc hàn thấp, chân tay co quắp tê cứng: Dâm dương hoắc 20g, uy linh tiên 12g, thương nhĩ tử 8g, quế chi 8g, xuyên khung 8g. Sắc uống. Ngoài ra có thể dùng rượu dâm dương hoắc huyết đằng: Dâm dương hoắc 30g, ba kích 30g, kê huyết đằng 30g, rượu 1.000ml, đường phèn 60g, ngâm sau 7 ngày thì dùng. Dùng cho các trường hợp phong thấp đau nhức xương khớp, đau lưng, đau mỏi toàn thân.

– Chữa viêm phế quản, hen suyễn: Dâm dương hoắc tán mịn 6g. Uống với nước sắc dâm dương hoắc 20g. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản mạn tính, hen suyễn dài ngày.

– Phụ nữ tiền mãn kinh, lo âu: Dâm dương hoắc 15g, bách hợp 15g, tiểu mạch 30g, đại táo 20g, cam thảo 6g. Sắc uống trong ngày. Dùng cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh, đau lưng, mỏi mệt, hốt hoảng, lo âu.

Kiêng kỵ : Người âm hư hoả vương, chứng liệt dương do thấp nhiệt thì không được dùng.

Bạn nên đọc
Quảng cáo