• Trang chủ
  • > Sách
  • > Kỹ năng mềm
  • > Để không chết vì cái thái độ
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Để không chết vì cái thái độ

Để không chết vì cái thái độ

  • Tác giả:
  • Thể loại: Kỹ năng mềm
  • Nguồn: Theo mạng thư viện
  • Ngày cập nhật: 01/06/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Khi nói đến những người thành công, chúng ta thường nghĩ rằng họ hẳn phải có trí thông minh ưu việt hơn mọi người. Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất của nhà tâm lý Carol Dweck (giáo sư Đại học Stanford), chỉ ra rằng thái độ mới chính là dấu hiệu dự đoán cho sự thành công của bạn. Dweck chia thái độ lõi của con người thành 2 nhóm chính: tư duy cố định và tư duy tăng trưởng.

Người có tư duy cố định luôn cho rằng mình là mình và mình không thể thay đổi, vì thế khi gặp điều gì không thể kiểm soát, họ thường cảm thấy thất vọng và choáng ngợp.
 
Người có tư duy tăng trưởng là người tin rằng họ có thể phát triển nhờ nỗ lực. Họ làm việc tốt hơn những người có tư duy cố định, kể cả khi có chỉ số IQ thấp hơn, bởi vì họ sẵn sàng đón nhận thách thức, coi đó như cơ hội để học thêm điều mới. Khi thất bại, họ không lùi bước mà tìm cách khác để phát triển.
 
Dù bạn đang ở nhóm nào, bạn đều có thể thay đổi và phát triển một tư duy tăng trưởng. Dưới đây là một số chiến lược để điều chỉnh tư duy và giúp nó đi đúng hướng. 
 
1. Không lưu giữ cảm giác bất lực
 
Chúng ta đều có lúc cảm thấy bất lực, nhưng có người rút ra được điều gì từ đó và đi lên, có người lại để sự bất lực kéo mình tụt xuống.
 
Rất nhiều người thành công sẽ không thể đạt được thành công nếu như họ không vượt qua được cảm giác bất lực. Walt Disney bị Kansai City Star sa thải vì thiếu trí tưởng tượng và không có ý tưởng hay. Henry Ford bị hai công ty ôtô sa thải trước khi thành công với Ford... Hãy tưởng tượng điều gì xảy ra với những người này nếu như họ có tư duy cố định, chắc chắn họ sẽ không chịu nổi vì bị từ chối và sẽ từ bỏ hy vọng của mình.
 
Những người có tư duy tăng trưởng không cảm thấy bất lực vì họ biết đón nhận thất bại và bật lên sau đó.
 
2. Đam mê
 

Những người thành công theo đuổi đam mê của mình không ngừng nghỉ. Rõ ràng luôn có ai đó tài năng hơn bạn nhưng bạn có thể bù đắp lại bằng niềm đam mê. Chính sự đam mê đã giúp họ trở nên xuất sắc.
 
Để tìm ra đam mê thực sự của mình, hãy áp dụng kỹ thuật 5/25: Viết ra 25 thứ bạn quan tâm nhất. Gạch bỏ 20 thứ cuối cùng. 5 thứ còn lại chính là đam mê thực sự của bạn. Mọi thứ khác chỉ là trò tiêu khiển.
 
3. Hành động
 
Người có tư duy tăng trưởng không vượt qua nỗi sợ hãi vì họ dũng cảm hơn người khác, mà vì họ biết rằng sợ hãi và lo lắng là sự tê liệt cảm xúc, và cách tốt nhất để vượt qua sự tê liệt này chính là hành động. Hành động sẽ giúp biến tất cả những lo lắng về thất bại trở thành năng lượng tích cực, tập trung để thành công.
 
4. Làm nhiều hơn dự kiến
 
Những người thành công luôn cố gắng hết sức mình và cố đẩy mình đi xa hơn nữa. Họ không đặt giới hạn cho bản thân, hay chính xác hơn là luôn cố làm nhiều hơn giới hạn đã đặt ra, vượt qua định mức của mình.
 
5. Lạc quan về kết quả
 
Những người có tư duy tăng trưởng biết rằng thỉnh thoảng họ cũng thất bại nhưng họ vẫn lạc quan về kết quả, nhờ thế họ có động lực hành động. Nếu bạn không nghĩ rằng mình thành công thì tại sao bạn lại bắt tay vào công việc?
 
6. Uyển chuyển, linh hoạt
 
Ai cũng sẽ gặp những nghịch cảnh không lường trước được. Những người thành công với tư duy tăng trưởng sẽ đón nhận nghịch cảnh như một phương tiện để phát triển. Khi bị một tình huống không mong chờ thử thách, những người thành công sẽ linh hoạt cho đến khi đạt được kết quả.
 
7. Không phàn nàn khi mọi thứ không như ý
 
Phàn nàn là biểu hiện cơ bản của một tư duy cố định. Một tư duy tăng trưởng sẽ nhìn thấy cơ hội ở bất kỳ điều gì, vì thế không có lý do gì để phàn nàn.
 
8. Gắn kết tất cả mọi thứ với nhau
 
Bằng việc theo dõi cách bạn ứng phó với những điều nhỏ nhặt, bạn có thể làm việc mỗi ngày để giữ mình luôn có tư duy tăng trưởng.

Bạn nên đọc
Quảng cáo