• Trang chủ
  • > Sách
  • > Kỹ năng sống
  • > Đời người có 3 không nói, 3 không làm và 3 không chơi
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Đời người có 3 không nói, 3 không làm và 3 không chơi

Đời người có 3 không nói, 3 không làm và 3 không chơi

  • Tác giả:
  • Thể loại: Kỹ năng sống
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 01/01/1970
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Muốn nhận được sự tôn trọng của người khác, trước hết phải biết đối nhân xử thế khôn ngoan, không bao giờ phạm vào 3 HẠI sau đây.


1. Ba không nói

 

Không nói điểm yếu người khác

 
Trong cuốn "Thái căn đàm" viết: "Không trách móc sai lầm của người, không vạch trần lỗi của người, không nhớ tội của người thì mới có thể dưỡng đức và rời xa tai họa."
 
Trên thực tế, vô luận người tài giỏi đến mức nào đi nữa đều có thiếu sót và khuyết thiếu riêng, cũng như vô luận người có bao nhiêu khoan dung độ lượng đi nữa đều có tự ái. Cho nên, có trí tuệ để thấy rõ khuyết điểm của người khác, cũng nên có trí tuệ để không vạch trần ngay lập tức, và có trí tuệ để tìm thời điểm thích hợp mà nói.
 
Đừng tùy tiện dùng lời nói có thể đả thương lòng tự trọng của người khác, thậm chí đẩy họ đến đường cùng. Không vạch trần điểm yếu của người khác cũng là cách giữ khẩu đức cho chính mình.
 

Không tự khoe khoang về bản thân

 
Người khác ca ngợi về mình thì được coi là danh tiếng nhưng tự mình khen ngợi bản thân thì có thể bị đánh giá là hợm hĩnh, khoe khoang.
 
Lão Tử nói: "Người không tự cho mình là đúng thì trí óc mới có thể sáng suốt, người không khoe khoang thì công trạng của họ mới có thể được khẳng định, người không kiêu ngạo thì sự nghiệp mới có thể phát triển".
 
Những người thực sự có đủ bản lĩnh và kiến ​​thức không cần thiết phải phô trương cho bất cứ ai biết điều đó.
 

Không nói lời vô nghĩa, không có giá trị

 
Một học trò từng hỏi thầy Mặc Tử rằng: "Thưa thầy, nói nhiều tốt hơn hay là nói ít tốt hơn?"
 
Mặc Tử chỉ lấy ví dụ: "Ếch xanh kêu réo không ngừng cả ngày lẫn đêm, miệng khô lưỡi đắng, nhưng có ai là thích? Còn nhìn con gà trống kia thì khác, cả ngày chỉ gáy hai ba tiếng sáng sớm, mọi người bị đánh thức còn phải cảm ơn nó nữa kìa".
 
Người không nói lời vô nghĩa thường là người có lực kiểm soát, khống chế bản thân rất mạnh. Mỗi lời mỗi tiếng của họ đều hiểu được phải "sáng tỏ, rõ ràng", lời ít ý nhiều ai cũng phải công nhận. Cho nên, nói lời đừng nên nói lời vô nghĩa, nên nói vừa phải, đúng lúc và đúng người mới đạt được những giá trị cần thiết.
 

2. Ba không làm

 

Không so sánh, tự rước phiền não về mình

 
Không nên so sánh bản thân với người khác. Có câu nói rằng: "So sánh với người, tự mình tức chết". So đi so lại, bản thân cuối cùng được gì đây?
 
Nếu như thật sự phải so sánh, thì hãy nhìn lại chính bản thân mình, đối chiếu với ngày hôm qua, tự nhìn nhận sự phát triển, năng lực bản thân và chất lượng cuộc sống mới là điều quan trọng cần phải so sánh để không ngừng tiến bộ hơn.
 

Không làm hại người khác

 
Tâm đố kỵ như rượu độc, hại người cũng là hại chính mình. Làm người cần phải biết tôn trọng và độ lượng với kẻ khác. Khi thấy người khác có điều tốt, nên vui mừng thay họ; thấy người khác hơn mình, nên học hỏi nhiều hơn; khi người khác cần sự trợ giúp, cần tận tâm tận lực cứu giúp. Muốn lòng dạ đủ rộng rãi và độ lượng, nhất định không thể nảy sinh ý định làm hại người khác, có như vậy người khác mới cảm thấy sự chân thành chân chính của ta mà đối xử thiện đãi.
 

Không tham tài chiếm lợi

 
Nói đến lợi ích, có những thứ rất bề mặt, ai ai cũng nhìn thấy được. Nhưng lại có những thứ rất ẩn hình, tưởng là "phúc" đấy, thực ra lại là họa, tưởng là "lợi" đấy, thực ra lại thiệt thòi nhiều hơn.
 
Ngược lại, người khôn ngoan sẽ không vì cái lợi trước mắt mà chiếm đoạt tiện nghi bất chính. Họ hiểu rõ nhân quả, muốn nhập thì phải biết xuất, trên đời không có "của Trời cho".
 
Vậy nên, phải sẵn sàng chịu thiệt nhất thời để đổi lấy lợi ích càng lâu dài hơn về sau. Đó chính là đạo lý: Muốn nhận được hồi báo, thì phải học cách cho đi.
 

3. Ba không chơi

 

Không chơi với người bất hiếu, kẻ vô tình

 
Người xưa có câu: "Trăm thiện lấy chữ hiếu làm đầu". Bởi "hiếu" là cái gốc của nhân cách, là thứ "đạo" của trăm vạn đức tính. Nếu một người ngay đến bố mẹ thân sinh của mình còn đối xử không tốt, vậy ta sao có thể đặt hy vọng họ có thể hết lòng với bạn bè được đây? Những người hờ hững vô tình, lòng dạ sắt đá, lạnh lùng băng giá – kiểu người như vậy tuyệt đối đừng kết giao!
 

Không chơi với người chỉ biết tư lợi vì mình

 
Tính cách tư lợi khiến họ không nhìn thấy những gì người khác bỏ ra mà chỉ chăm chăm để ý đến cái được mất của mình, đặt ích lợi bản thân vượt trên hết thảy. Loại người như vậy sẽ chỉ biết lợi dụng người khác, thậm chí vì lợi ích mà sẵn sàng bán đứng cả thân nhân bạn bè. Trong cuộc sống, nếu giao du với loại người này bạn sẽ mãi là đối tượng bị bòn rút để thu lợi nhiều hơn.
 

Không chơi với kẻ bất tín

 
Làm người phải có tôn nghiêm, phải giữ nhân cách và chữ tín của mình. Với những kẻ vì tiền bạc, quyền lực mà sẵn sàng thay đổi nguyên tắc làm người thì dù cho có kết giao, bạn cũng mãi chỉ là một viên đá lót đường trong công cuộc tiến thân của họ mà thôi.
 
Giống như Khổng Tử đã nói: "Nhân vi vô tín, bất tri kỳ khả dã", nghĩa là, người không có chữ tín sẽ chẳng làm chi nên việc. Đã nói sao thì phải làm vậy cũng như đã mở miệng là phải giữ lời, không thể lúc thì thế này lúc lại thế khác, sẽ khiến đối phương rơi vào tình thế khó xử, đồng thời đánh mất niềm tin tưởng, sự tôn trọng cần có giữa đôi bên.
Bạn nên đọc
Quảng cáo