• Trang chủ
  • > Sách
  • > Kỹ năng sống
  • > Đời người muôn ngàn phiền não, cười nhẹ một cái tất cả an nhiên
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Đời người muôn ngàn phiền não, cười nhẹ một cái tất cả an nhiên

Đời người muôn ngàn phiền não, cười nhẹ một cái tất cả an nhiên

  • Tác giả:
  • Thể loại: Kỹ năng sống
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 01/01/1970
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Trên con đường nhân sinh, phiền não là điều dĩ nhiên, hãy bình thản đón nhận thì tâm sẽ an yên, biết buông bỏ thì sẽ được giải thoát. Thay vì mang theo ba ngàn phiền não, chi bằng nhặt lấy cành hoa và nở nụ cười…

Đức Phật từng nói, một nhánh hoa là một thiên đường, một ngọn cỏ là một thế giới; một cành cây một bồ đề, một miếng đất một Như Lai; một phương hướng một Tịnh Độ, một nụ cười một trần duyên.
 
Trải qua những năm tháng núi trùng nước điệp, luôn có phong ba bão táp, trôi nổi lênh đênh. Là ánh dương dạy chúng ta phải dũng cảm kiên cường, phải đón nhận và trưởng thành, để mọi con đường ta bước qua đều có những kỳ vọng. 
 

Thay vì phiền não, chi bằng nhặt lấy cành hoa và nở nụ cười…
 

Có một người tiều phu cả ngày cứ than ngắn thở dài, phát sầu vì lương thực mùa thu và bông vải mùa đông.
 
Có người hỏi vị tiều phu: “Ông đã trồng lúa chưa?”
 
Tiều phu: “Chưa, tôi sợ trời không mưa”.
 
Người đó hỏi: “Vậy ông đã trồng bông chưa?”
 
Tiều phu: “Chưa, tôi lo sâu sẽ ăn bông”.
 
Người đó lại hỏi: “Vậy ông đã trồng gì rồi?”
 
Tiều phu: “Chưa trồng gì cả, tôi muốn bảo đảm an toàn”.
 
Người đó liền nói: “Thật ra ông nghĩ nhiều cũng chẳng ích gì, chi bằng bây giờ trồng lúa trồng bông, đến mùa thu mùa đông không cần phải lo đói rét”.
 
Đúng vậy, con người hay phiền não là vì nghĩ quá nhiều…
 
Phiền não của vị tiều phu ở chỗ không bắt tay hành động, cứ lo lắng suy nghĩ những gian nan khổ cực có khả năng xuất hiện, nhưng vấn đề xuất hiện ở trước mắt thì lại không tìm cách để giải quyết, chỉ đứng yên tại chỗ buồn rầu.
 
Khi chúng ta vừa nghĩ ra, thì phải đi hành động, chúng ta sẽ phát hiện những chuyện khi ấy không khó khăn như trong tưởng tượng.
 

Nghĩ thông suốt chính là Tịnh Độ, nghĩ không thông chính là địa ngục
 

Có một chàng thanh niên thỉnh cầu vị đạo sĩ: “Sư phụ, có người nói con là thiên tài, cũng có người mắng con là đồ ngốc, theo người thì sao?”
 
“Con thấy bản thân mình thế nào?” – Đạo sĩ hỏi ngược lại, chàng thanh niên ngơ ngác.
 
Vị đạo sĩ tiếp tục nói: “Ví như một cân gạo, trong mắt tiệm bánh là bánh nướng, trong mắt tiệm rượu thì là rượu ngon, trong mắt kẻ ăn xin chính là một bữa cơm cứu mạng. Gạo vẫn chỉ là gạo, không thay đổi gì cả”.
 
Chàng thanh niên chợt bừng tỉnh, hóa ra cùng là một chuyện hoặc cùng một vật, nhưng đối với những người khác nhau thì sẽ có những cách dùng khác nhau, và có những ý kiến khác nhau.
 
Trên đường đời, chúng ta gặp những chuyện phiền não, dễ dàng bị cuốn vào những mớ bòng bong rắc rối khó gỡ, tựa như có rất nhiều thứ không thể thông suốt.
 
Nhưng nếu đặt những chuyện rắc rối đó qua một bên, đợi đến khi bản thân đã bình tâm trở lại để phân tích thật kỹ càng, thay đổi cách suy nghĩ, đưa ra kết luận, lúc này chúng ta sẽ thật sự thấu hiểu được cái gì gọi là “bừng tỉnh”.
 

Chuyện có lớn, ngày mai cũng chỉ là một câu chuyện
 

Thế giới này có rất nhiều thứ bất đắc dĩ, vô số những thứ không biết phải làm sao, dù có thế nào, khi cần mỉm cười thì hãy mỉm cười. Thứ đã qua, dù không như ý muốn cũng hãy để nó trôi qua thôi, nghĩ nhiều cũng không có gì tốt.
 
Có một người đàn ông đang bế tắc, đứng trên vách núi buông thả cuộc đời, đúng lúc có một vị cao tăng đi ngang qua, bèn hỏi người đàn ông: “Tại sao anh lại coi thường mạng sống như thế, có chuyện gì không thể giải quyết sao?”
 
Người đàn ông nói: “Cấp trên của tôi mắng tôi không phải vàng, bồi dưỡng mười năm trời vẫn không thể tỏa sáng; vợ tôi chê tôi nghèo, bùn nhão không thể trét tường. Tôi trải qua mười năm như thế này, những buồn phiền khiến tôi thấy mệt mỏi, tôi không thể chịu đựng được nữa, chỉ muốn chết để giải thoát”.
 
Vị cao tăng lại hỏi: “Anh cảm thấy một thỏi vàng tốt, hay một mớ bùn tốt?”. Người đàn ông trả lời: “Đương nhiên là vàng rồi!”. 
 
Vị cao tăng cười đáp: “Nhưng nếu như anh là một hạt giống thì sao?”. Người đàn ông chợt bừng tỉnh, chầm chậm bước xuống khỏi vách núi.
 
Nếu như bạn là một hạt giống, không có đất và nước, cho dù bạn có được đặt trên núi vàng núi bạc, bạn cũng không thể sinh trưởng phát triển, chỉ có ở trong bùn đất, bạn mới thật sự có giá trị chân thật nhất của bản thân.
 
Thế giới có nhiều chuyện phiền não, đa phần đều là do chúng ta nghĩ không thông. Chỉ cần bản thân nghĩ thông suốt, bạn sẽ phát hiện ra, vốn dĩ thế giới này không có tốt xấu tuyệt đối, chỉ cần tìm đúng vị trí của bản thân, tìm đúng thứ thích hợp với mình là tốt nhất.
 
Đời người vô thường, lòng người biến hóa, hà tất phải day dứt vì những thứ chẳng đáng gì? Hãy lãnh đạm, là thật là giả đều chẳng sao; hãy buông bỏ, thành bại được mất cũng không có là gì to tát.
 
Hồng trần rối loạn, bình tĩnh giúp chúng ta nhìn được cảnh đẹp, trái tim rộng mở, giúp chúng ta phóng khoáng hơn. Tâm nếu yên tĩnh, mỗi bước đều vui vẻ, buông bỏ phiền não, nhẹ nhàng tiến về trước, hồng trần sâu thẳm, sẽ luôn nhìn thấy được cảnh đẹp.
 
Bạn nên đọc
Quảng cáo