- Trang chủ
- > Sách
- > Kỹ năng sống
- > Giải thích về phúc báo của đời người
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
Giải thích về phúc báo của đời người
- Tác giả:
- Thể loại: Kỹ năng sống
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 01/01/1970
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Người tích nhiều đức thì mới có nhiều phúc báo, phúc báo của một người phải tương xứng với cống hiến của họ. Ngược lại, người có đức mỏng không tương xứng với những gì họ nhận được thì sớm muộn cũng gặp đại họa.
Những năm gần đây có xuất hiện một hiện tượng rất phổ biến, đó là những người trong những năm trước kiếm tiền rất dễ dàng, nhưng đến gần đây không ít người lại tán gia bại sản. Thử nghĩ kỹ lại xem, bên cạnh bạn có trường hợp nào như vậy hay không?
Chúng ta lại cùng nhau suy nghĩ: Tại sao có nhiều người trẻ tài giỏi lại chết sớm? Tại sao có người vừa được nổi tiếng liền qua đời ngay sau đó? Tại sao một số quan chức bị ốm nặng ngay sau khi họ được thăng tiến? Tại sao có người vừa xây xong nhà thì bị tai nạn qua đời? Tại sao?
Tất cả những chuyện này đều liên quan tới bốn chữ – “Đức bất phối vị”, nghĩa là đức hạnh và địa vị của một người không tương xứng với nhau.
Hết thảy sự giàu có, trí tuệ, địa vị của chúng ta được tổ tiên ông bà gọi bằng một chữ: “Vật”, kỳ thực “vật” này cũng chính là phúc báo của chúng ta. Có câu rằng: “Hậu đức tái vật”, ý rằng chỉ khi chúng ta có đức dày thì mới mang tải được vạn vật.
Ngược lại với điều vừa nêu trên chính là câu “Đức bất phối vị”. Vị chính là sự đãi ngộ của chúng ta, ý rằng đức hạnh của chúng ta không tương xứng với phúc báo của mình.
Ví dụ như có một cái bàn, nó có thể chịu được khối lượng nặng 10 cân, mà bạn lại đặt lên nó trọng lượng 15, 20, 50 cân, vậy thì chúng ta thử xem cái bàn đó sẽ thế nào? Nó sẽ bắt đầu rung lắc, bắt đầu biến dạng, xuất hiện dấu hiệu nứt vỡ rồi đổ sập.
Chúng ta phải biết rằng tiền bạc, quyền lực, danh vọng đều là những phúc báo hay phước lành của mình, nhưng cũng là những vật đè ép lên thân mình. Bạn có thể gánh đỡ nổi không? Dựa vào cái gì để gánh đỡ? Đó là dựa vào đức hạnh của bạn, dựa vào giá trị mà bạn đã đóng góp cho xã hội.
Tất cả mọi thứ chúng ta được hưởng đều là phúc báo của mình. Ví dụ như được ăn ngon, mặc đẹp, đó đều là phúc báo. Cổ nhân giảng phải quý tiếc thức ăn, quý tiếc quần áo, chính là bạn đang quý tiếc phúc báo của mình.
“Phúc báo” của một người phải tương xứng với sự “cống hiến” của họ. Trong “Liễu phàm tứ huấn” có câu: “Tài sản trăm lượng phải là nhân vật trăm lượng, tài sản ngàn lượng phải là nhân vật ngàn lượng. Nếu một người vô cớ hưởng phúc báo, hay hưởng thụ một cách không giới hạn, thì sớm muộn gì phúc báo cũng sẽ cạn kiệt, và rồi tai họa sẽ ập đến”.
Tại sao nhiều người giàu có lại ăn mặc vô cùng giản dị? Bạn xem, Jack Ma hầu như chỉ mang một đôi giày vải, Zuckerberg cũng rất hay mặc quần áo đơn giản. Tâm của những người này rất khiêm tốn, họ càng sử dụng những món đồ đơn giản, thì họ càng cảm thấy trong lòng thoải mái và yên ổn.
Trái lại, rất nhiều bạn trẻ năng lực còn kém cỏi, lại rất thích dùng túi xách hàng hiệu, mua nhà mua xe sang trọng. Trước khi tận hưởng những điều này, bạn cần phải tự hỏi mình rằng: “Những gì mà bản thân đã đóng góp cho xã hội có gánh nổi những thú vui vật chất này không?” Nếu không thì tức là bạn đang tiêu hao phúc báo của chính mình đó.
Những năm trước, mô hình phát triển kinh tế rất rộng mở, nhiều người chỉ nói về mục tiêu mà không từ thủ đoạn nào, có rất nhiều người đã trở nên vô cùng giàu có. Nhưng những năm gần đây, theo đà phát triển ổn định của xã hội, thì các cơ hội đầu cơ trục lợi càng ngày càng ít, nhiều người hoảng loạn và không biết phải làm sao mới tốt, khi họ xông vào thương trường, sớm muộn cũng có ngày họ sẽ phải trả lại tất cả.
Thật ra điều duy nhất họ có thể làm là bình tĩnh suy nghĩ về một vấn đề: “Ta có thể tạo ra giá trị gì cho xã hội?”. Thời đại này rất tàn khốc nhưng cũng rất công bằng: Bạn chỉ cần có giá trị sáng tạo, thì bạn sẽ có giá trị sinh tồn. Bạn tạo ra được bao nhiêu cống hiến cho xã hội, thì bạn sẽ yên tâm hưởng bấy nhiêu phúc báo.
Khi bạn có phúc báo, thì không phải là bạn đi kiếm tiền nữa, mà tiền sẽ tìm đến bạn. Người xưa có câu: “Người đi kiếm tiền, đi bằng hai chân, tiền đi kiếm người, tiền có tám chân”, chính là đạo lý này.
Sự giàu có và quyền lực của một người từ đâu mà có? Đó là do bố thí mà được, càng bố thí càng giàu có. Thế nhưng bây giờ rất nhiều người trẻ tuổi thiếu đức hạnh và cống hiến mà cứ mù quáng theo đuổi sự hưởng thụ, họ rất coi trọng chuyện ăn mặc, một năm đi du lịch nước ngoài không biết bao nhiêu lần, mỗi bữa ăn đều vô cùng đắt tiền, những việc làm này đều gieo mầm mống tai họa cho bản thân.
Hãy nhớ rằng: Đức mỏng mà quyền cao, công lao ít mà tài lộc nhiều, trí tuệ nhỏ mà âm mưu lớn đều sẽ gặp họa. Nghĩa là: Một người có phẩm đức thấp kém lại ngồi ở vị trí quan trọng; một người có đóng góp rất nhỏ nhưng lại chiếm hữu rất nhiều tài sản; một người trí tuệ kém mà lại nắm lấy quyền lực; đều sẽ gieo nên những mầm mống tai họa.
Học sinh và những đứa trẻ bây giờ đều như thế. Chúng không bận tâm xem xét tình trạng của mình như thế nào, mà luôn muốn nhận lấy điều tốt nhất. Bản thân không kiếm được một xu mà cứ đòi thứ tốt nhất, là ai dạy vậy? Chính là truyền hình dạy, xã hội dạy, phụ huynh cũng đang dạy.
Những đứa trẻ này không biết rằng hưởng phúc quá nhiều thì sẽ như thế nào. Tổ tiên của chúng ta nói rằng hưởng phúc quá nhiều thì phúc báo sẽ cạn kiệt. Những người lớn tuổi hay nói “giảm phúc giảm thọ”, cũng là đạo lý này thôi.
Mọi người đừng quên rằng, tuổi thọ và phúc báo đều là năng lượng, cơ thể con người chính là một dạng năng lượng. Loại tình yêu mà chúng ta dành cho con trẻ hiện nay là hoàn toàn trái ngược với lẽ thường. Bạn càng yêu thương con trẻ, chúng càng dễ ốm đau, càng dễ gặp tai nạn, càng dễ chết non.
Tại sao nhiều người trẻ lại qua đời sớm như vậy? Mới ba mươi tuổi, tại sao lại có quá nhiều căn bệnh bộc phát như vậy? Bởi vì phúc báo, năng lượng của họ đã bị tiêu hao quá nhanh. Cho nên một người ăn uống giản dị, dùng đồ giản dị, quả thật là có ích. Gia Cát Lượng có nói “Yên tĩnh để tu thân, cần kiệm để dưỡng đức”, đó chính là đạo lý làm người!
Bạn chỉ cần hiểu được đạo lý này, mới biết làm sao để theo đuổi phúc phận, làm sao để an tâm hưởng phúc. Chúng ta hãy cùng nhẩm đọc câu nói sau trong “Chu Dịch”: “Gia đình tích thiện, tất được êm ấm; gia đình tích ác, tất gặp họa hoạn”.
Đức không xứng với vị tất sẽ gặp họa. Đức mỏng mà quyền cao, trí tuệ thấp kém mà nuôi nhiều tham vọng, năng lực nhỏ mà đảm nhiệm trọng trách, đều là không cân bằng, đều là mầm mống cho tai họa.