- Trang chủ
- > Sách
- > Gia đình
- > Gió heo may đã về
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
Gió heo may đã về
- Tác giả:
- Thể loại: Gia đình
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 01/01/1970
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Ai đó nói tuổi xế chiều là tuổi “gió heo may”. Gió lành tươi mát hay gió phiền não sầu thương, âu cũng là do con người nhận thức và tổ chức cuộc sống của họ mà ra vậy.Dượng Tony
1. Tony có 3 tháng học về nông nghiệp ở Hà Lan, trong nhóm bạn học, Tony thân nhất với anh Maik và thường ghé nhà anh ăn cơm. Bố mẹ anh Maik lúc đó khoảng 70 tuổi, đang sống ở “nursing home”, “home for the aged” (viện dưỡng lão), cuối tuần mới về chơi. Tony ban đầu có ý khinh thường anh Maik, vì khái niệm “hiếu thảo” phương Đông, thấy con cái cho cha mẹ vô viện dưỡng lão như vầy là không thể chấp nhận. Một sáng chủ nhật nọ, bố mẹ anh Maik gọi Tony qua chơi, vì khen gói trà Ạc-ti-sô Tony tặng ngon quá. Trò chuyện với nhau, Tony mới biết việc đi viện dưỡng lão là quyết định của ông bà, không phải do Maik hay vợ Maik yêu cầu. Bố Maik nói, ở viện dưỡng lão sẽ an toàn hơn cho người già. Khi tao hay vợ tao bị cao huyết áp hay té ngã, bấm chuông 1 cái là 5 phút sau, có y tá bác sĩ vào xử lý, cho uống hoặc tiêm thuốc, nặng thì viện có xe cứu thương đưa ngay đến bệnh viện mổ xẻ. Còn ở nhà, bị như vậy, gọi điện thoại, con cái từ cơ quan nó quýnh quáng chạy về, rồi nó chở đi, rồi kẹt xe….thì có khi đã chết trên đường. Chưa kể việc mình vô đó, con cái nó yên tâm mà công tác làm việc hết mình, đi du lịch khắp nơi cho thỏa cuộc đời, hem có thấp thỏm lo sợ 2 thân già ở nhà cô quạnh. Điều dưỡng, y tá...có chuyên môn, chăm tốt hơn con cháu. Vô viện dưỡng lão là lựa chọn tối ưu của tuổi già - bố Maik nói.
Mẹ Maik kể bạn của bà đều vô đó hết. Sáng sáng, bạn học cũ cùng nhau bơi lội, cầu lông, quánh bài quánh cờ, nói chuyện trường chuyện lớp nhí nhảnh như ngày xưa. Rồi rủ nhau đi du lịch. Chứ ngồi ở nhà nhìn 4 bức tường và cái tivi làm gì, có còn mấy năm sống nữa đâu. Nói chuyện với con cháu ư? Không có nhiều đề tài chung để nói say mê. Người già hay dậy sớm, ngồi tới khuya chờ đợi, tụi nó phần lớn đã mệt và xin đi ngủ sớm, internet này nọ chứ hem thích ngồi “nghe bà kể chuyện”. Giao tiếp hai bên ít đi, dần dần tâm lý bức xúc. Một bên sinh con ra, mục đích là duy trì nòi giống và có người nuôi dưỡng lúc già, nên sinh càng nhiều càng tốt (mục đích sinh con là vì mình chứ không phải vì nó, tâm lý "hào con hào của”, con cái là tài sản) thấy nó lạnh lùng là tự ái, giận. Nhớ công sinh thành, muốn được trả ơn, thấy nó đối xử tệ là lẩm bẩm “biết vậy tao ngày xưa bóp mũi cho chết”. Đẻ con mà không hào sảng, không quên công lao. Một bên thì căng thẳng vì ràng buộc chữ “hiếu”, không vui cũng ráng chịu đựng vì truyền thống, đạo lý. Vì quan niệm xem “con cái là tài sản” nên can thiệp vô đời tư của nó rất khủng khiếp, thậm chí ghét bỏ con dâu vì nó dám xài “tài sản” của mẹ hàng đêm. Mâu thuẫn gia đình ở châu Á xuất hiện chủ yếu do “ăn không ngồi rồi” và “sống chung”. Trong tiếng Anh tiếng Pháp, chữ HIẾU không có. Họ chỉ có “trách nhiệm, lòng biết ơn, sự quan tâm, tình yêu thương” đối với ông bà cha mẹ. “Hiếu” là một đặc sản của phong kiến châu Á, chủ yếu là từ tham vọng mở rộng lãnh thổ của hoàng đế Trung Hoa, nên đặt hàng các triết gia Khổng Tử Mạnh Tử Lão Tử gì đó vẽ ra nghe thật hay, thành chuẩn mực trong ứng xử. “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung. Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu”. Tao kêu mày qua nước Sở nước Yên để đánh, mở rộng giang sơn cho “mặt rồng”, hem đi là bất hiếu bất trung. Rồi cần nhân lực, cần đàn ông con trai để phục vụ chiến tranh nên vẽ ra cái “giữ họ, nối dõi tông đường, phải có con trai, "nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô" (1 con trai là có, 10 con gái là không). Rồi sợ đàn ông con trai đi chiến trận e ngại người phụ nữ ở nhà của mình lấy người khác, nên mấy triết gia đã tròng vô người đàn bà chiếc áo "tam tòng tứ đức, trinh tiết, hy sinh, chịu đựng, thủ tiết thờ chồng"...…Văn minh phương Tây rất khác. Đối với họ, đời người là những chuỗi ngày mưu cầu hạnh phúc, an nhiên, vui vẻ, mắc mớ gì ràng buộc nhau cho khổ vậy?
Bố Maik nói đến cuối tuần, nếu tụi nó đi du lịch thì thôi, còn nếu nó ở nhà thì sẽ đón tụi tao qua chơi, hoặc hẹn nhau ra quán cà phê. Khi tụi tao già lắm, bác sĩ dự đoán có thể sẽ đi trong vài ba tháng, thì chọn hoặc về ở tụi nó, hàng ngày thuê điều dưỡng tới. Còn không thì ở luôn ở viện, sắp mất thì gọi con cháu qua nhìn mặt lần cuối. Hai vợ chồng tao vừa ký hợp đồng, chọn gói “ở viện đến ngày mất”, vì về đây, chết trong căn phòng này, mấy đứa con của thằng Maik nó sợ ma tội tụi nó…Nói xong ông bà cười ha hả, không thấy có gì muộn phiền gì.
Sau bữa đó, Tony để ý quanh các khu dân cư, viện dưỡng lão vô cùng nhiều. Có loại dành cho người thu nhập thấp do nhà nước đầu tư, và có loại dành cho người giàu, đẹp như resort. Đây là mô hình các bạn làm bất động sản có thể lưu ý.
2. Tony định kinh doanh bất động sản nghĩa trang, vì thấy thị trường lớn, nên có hỏi ý họ xem sao. Bố mẹ Maik nói, hiện nay trên thế giới, không nước nào khuyến khích phát triển bất động sản nghĩa trang. Đất đai cần PHẢI ưu tiên dành cho người sống, cho thế hệ sau. Người chết, cái xác người chỉ là phân tử hóa hữu cơ N, C, H, Ca,…giống nhau cả. Khác nhau là ở giá trị tinh thần, là nhân cách của 1 con người để lại cho đời, cái đó mới vĩnh viễn trường tồn. Người chết cần hỏa táng cho văn minh. Chôn kiểu cũ sẽ ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước. Mồ mả chỉ nên 2-3 mét vuông, có cái lọ tro ở dưới, trồng hoa xung quanh cho yên bình, như nhau hết. Chết đã là chấm dứt mọi thứ. Việc phát triển nghĩa trang to đùng, xây mộ cao ngất là một sự lãng phí. Không có nghĩa trang nào tồn tại vài trăm năm, xây cho to lắm, thì thế hệ sau nó cũng quy hoạch, hốt cốt đi chỗ khác. Tony nghe xong thì chợt hiểu ra. Nghĩa trang Massiges ở Sài Gòn, xưa là chỗ chôn cho nhà giàu Pháp, chưa tới trăm năm biến thành công viên Lê Văn Tám. Hay khu đất xây sân vận động Đà Lạt bây giờ, xưa thì là nghĩa trang rất xa thành phố, giờ lọt thỏm giữa trung tâm. Không ai biết mộ ông tổ 5 đời trước của mình ở đâu. Hoàng đế Trung Hoa xưa, ông nào cũng coi phong thủy hàm rồng để táng vào, lựa thế núi thế sông, thanh long bạch hổ, xây lăng tẩm cao ngất, chôn theo cả ngàn người….nhưng giờ có hem có đứa con cháu nào phát được. Hem có tỷ phú hay nhà bác học đoạt giải Nobel nào là con cháu vua Hán vua Tần cả. Cho nên, tư duy về người chết, cái chết…phải khác.
3. Ở các nước châu Á phát triển, vì truyền thống ông bà muốn ở gần con cháu, các công ty bất động sản ở đây tạo ra mô hình ‘chung cư hiếu thảo”, “cư xá đại đồng đường”, “chung cư gió heo may”… như Singapore, Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan, Nhật, các tp lớn Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Ả Rập... Những khu nhà phố cũ nát đều được các công ty thương lượng mua lại từng căn một, đập hết xây thành 2 khối nhà, mật độ xây dựng chỉ 20%, 80% còn lại là cái sân trồng cây để tập thể dục, phía dưới là 2-3 tầng hầm để để xe ô tô cho cư dân, có trạm xe buýt để người già bắt đi vô trung tâm hay đi chùa, nhà thờ... Họ được công ty bất động sản cấp lại 2 căn hộ, 1 căn cho con cháu ở tòa A, 1 căn cho ông bà ở tòa B, số còn lại công ty bán. Ai cũng hào hứng dọn đi, nên thành phố càng ngày càng sạch đẹp, xinh tươi. Tòa B của người già ở có camera giám sát mọi ngóc ngách (trừ phòng ngủ và nhà tắm, nếu không, lúc mấy ông bà thay đồ, bảo vệ nó thấy da nhăn nheo nó hết muốn lấy vợ). Bảo vệ hàng ngày coi ngó cả chục cái màn hình, thấy ông bà nào té ngã, thì xử lý liền. Bác sĩ y tá xe cấp cứu túc trực ở đó. Cứ sáng sáng, ông bà xuống sân tập thể dục, con cháu tới vòng tay thưa ông bà rồi ra đứng ở trạm xe buýt chờ xe buýt của trường đến đón đi học. Nhà nước quy định 100% trường phổ thông phải có xe buýt đưa đón học sinh (school-bus), không có chuyện trường 1000 học sinh thì tan học, trước cổng trường có 1000 chiếc xe máy chờ đón con. Chiều chiều, ông bà xuống trạm buýt đón con cháu lên, cho ăn uống xong bố mẹ nó đi làm về thì ghé đón về. Có thể ăn cơm chung rồi ai về nhà nấy. Cười nói rộn vang.
Ai đó nói tuổi xế chiều là tuổi “gió heo may”. Gió lành tươi mát hay gió phiền não sầu thương, âu cũng là do con người nhận thức và tổ chức cuộc sống của họ mà ra vậy.