• Trang chủ
  • > Sách
  • > Kinh doanh
  • > Học "chiêu" tiếp thị thương hiệu trên mạng xã hội
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Học "chiêu" tiếp thị thương hiệu trên mạng xã hội

Học "chiêu" tiếp thị thương hiệu trên mạng xã hội

  • Tác giả:
  • Thể loại: Kinh doanh
  • Nguồn:
  • Ngày cập nhật: 01/01/1970
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Trong số hơn 41 triệu người sử dụng internet ở Việt Nam thì có khoảng 30 triệu người sử dụng mạng truyền thông xã hội, tương đương hơn 70% cư dân mạng. Với lượng khách hàng tiềm năng này, tiếp thị thương hiệu (TTTH) chính là giải pháp lý tưởng để xây dựng lòng trung thành của người dùng đối với thương hiệu.
Tuy nhiên, khi quảng cáo trên mạng xã hội cũng cần chọn lọc các mẫu quảng cáo có khả năng mang lại hiệu quả như mong muốn.
 

Những yếu tố cơ bản

Một thương hiệu bền vững có thể chiếm được tình cảm của khách hàng hơn là đặc tính của sản phẩm hoặc dịch vụ, dựa vào những yếu tố như sự tin tưởng, chất lượng, tính cách hay phân khúc xã hội... Thương hiệu là lời hứa với người tiêu dùng về những khác biệt của một doanh nghiệp (DN) so với các đối thủ.
 
Các DN vừa và nhỏ cần biết rõ họ muốn khách hàng nhận biết thương hiệu của họ như thế nào và làm sao để tạo dựng những nội dung có thể đi sâu vào tâm trí khách hàng. Kết quả lý tưởng nhất cho bất cứ chiến dịch TTTH nào chính là trở thành thương hiệu hàng đầu trong lòng người tiêu dùng.
 
Coca-Cola là ví dụ điển hình cho một trong những thương hiệu đứng đầu trong tiềm thức khách hàng. Thương hiệu Coca-Cola đã xuất hiện trên thị trường được gần 100 năm và hiện tại người dùng ở hơn 200 nước tiêu thụ 1,9 tỷ chai Coca-Cola mỗi ngày.
 
Nhờ những nỗ lực TTTH rộng rãi, nhất là trên mạng xã hội, hầu hết người tiêu dùng đều biết đến giá trị lan tỏa của thương hiệu Coca-Cola. Thương hiệu này đã để lại những cảm xúc nhất định thông qua những chiến dịch quảng cáo.
 
Để xác định những yếu tố quyết định thành công của một chiến dịch TTTH, đội ngũ khoa học tiếp thị của Facebook đã thực hiện một chương trình nghiên cứu trong vòng 6 tháng, phân tích hơn 1.500 quảng cáo và 350 chiến dịch. Từ nghiên cứu này, 7 yếu tố quan trọng được xác định có ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả quảng cáo trên mạng xã hội Facebook là:
 
- Tiêu điểm: Hình ảnh quảng cáo nên có tiêu điểm rõ ràng, giúp thu hút sự chú ý của người xem.
 
- Liên kết thương hiệu: Quảng cáo phải giới thiệu rõ ràng về đặc điểm của thương hiệu thông qua logo, chủ đề, màu sắc...
 
- Cá tính thương hiệu: Quảng cáo cho thấy sự nhất quán với các giá trị mà thương hiệu đại diện.
 
- Giá trị thông tin: Chứa đựng những thông tin thu hút nhiều người xem.
 
- Giá trị cảm xúc: Các quảng cáo mang lại cảm xúc cao cho người xem.
 
- Khả năng gây chú ý: Các quảng cáo có những nội dung khiến người dùng chú ý.
 
- Kêu gọi hành động: Khán giả sẽ cảm thấy được khuyến khích và muốn tương tác với thương hiệu sau khi xem quảng cáo.
 

Tối ưu hóa quảng cáo TTTH trực tuyến

Hầu hết các quảng cáo đạt được kết quả cao chủ yếu là nhờ 3 yếu tố: liên kết thương hiệu, giá trị cảm xúc và khả năng gây chú ý.
 
Một ví dụ cụ thể là quảng cáo của nhãn hiệu bia Bud Light. Họ đã sử dụng hình ảnh chai bia mang thương hiệu của mình trên chiếc điện thoại di động và với cách đó, thương hiệu của họ đã tạo được ấn tượng và đi vào tâm trí khách hàng.
 
Đối với 2 yếu tố tiêu điểm và liên kết thương hiệu, quảng cáo này sử dụng quy tắc một phần ba trong nhiếp ảnh để đưa biểu tượng Bud Light vào trung tâm của sự chú ý. Về phần cá tính thương hiệu, các câu chữ ngắn gọn, súc tích mang một thông điệp hài hước, làm nổi bật khía cạnh "vui vẻ” và "láu lỉnh" của thương hiệu.
 
Đối với giá trị thông tin và giá trị cảm xúc, nội dung tổng thể truyền tải cái nhìn sáng tạo về cách bia có thể được đổ ra từ một chiếc điện thoại thông minh. Hình ảnh này là động lực chính cho "khả năng gây chú ý” và tạo nên lời kêu gọi hành động, khuyến khích người dùng thích, chia sẻ và bình luận về các nội dung.
 
Điểm ưu việt của mạng xã hội nằm trong cơ chế giao tiếp nhiều kênh phát sóng tới nhiều nguồn tiếp nhận, tạo điều kiện cho tất cả các bên tham gia vào cuộc trò chuyện với nhiều cách thức tương tác khác nhau.
 
Ví dụ, khi sử dụng Facebook, người dùng có thể thích, bình luận, chia sẻ hoặc gắn thẻ bạn bè của họ trực tiếp trên những bài viết và DN cũng có thể dễ dàng tham gia những cuộc trò chuyện ấy, giúp thông tin thương hiệu đến được với những người dùng khác.
 
Facebook đang cung cấp các loại quảng cáo khác nhau, giúp DN trực tiếp giao tiếp với khách hàng dựa trên nhiều dữ liệu, bao gồm cả địa vị xã hội, tuổi tác, giới tính, sở thích, hành vi...
 
Thêm vào đó, quảng cáo trên Facebook được thiết kế để hiển thị liên kết với các trang web khác hoặc những bài viết được đăng tải hay quảng cáo kép.
 
Hơn thế nữa, công cụ quản lý và báo cáo của Facebook có thể đánh giá một cách chi tiết về các quảng cáo cùng một lúc, từ đó DN có thể quyết định xem sự kết hợp của những nhóm khách hàng nào sẽ đạt hiệu quả cao nhất.
Bạn nên đọc
Quảng cáo