- Trang chủ
- > Sách
- > Kỹ năng sống
- > Hướng nội và Hướng ngoại - Ai hạnh phúc hơn?
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
Hướng nội và Hướng ngoại - Ai hạnh phúc hơn?
- Tác giả:
- Thể loại: Kỹ năng sống
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 01/01/1970
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Dù là người hướng nội hay hướng ngoại, chúng ta vẫn phải đối diện với những khoảnh khắc bất hạnh trong cuộc sống và rơi vào trạng thái tìm lỗi sai ở chính mình. Làm sao để có thể tận hưởng hạnh phúc trọn vẹn? Câu hỏi này đã được giải đáp bởi các nhà tâm lý học hàng đầu như sau.
Điều gì khiến chúng ta thực sự là chính mình? Đó là tính cách. Tính cách là tập hợp những đặc điểm và phẩm chất khiến chúng ta trở thành một cá nhân duy nhất. Nhưng điều không phải ai cũng biết, đó là tính cách có thể ảnh hưởng đến chất lượng công việc, cuộc sống và cả hạnh phúc đời bạn.
Ngay từ những năm 1970, Tiến sỹ Tâm lý học nổi tiếng Carl Jung đưa ra các thí nghiệm và nghiên cứu những tính cách tích cực ở công nhân và sinh viên giúp họ nâng cao năng suất lao động và học tập. Điều này cho đến nay vẫn ảnh hưởng rất lớn đến việc định hướng cũng như chữa lành các sang chấn tâm lý hiện đại.
Hướng Nội và Hướng Ngoại - Sự khác biệt tính cách có làm nên Hạnh phúc?
Xã hội hiện đại thường chia con người ra hai loại tính cách phổ biến là Hướng Nội và Hướng Ngoại. Hai loại tính cách này khác nhau ở cách xử lý thông tin, tương tác với thế giới cũng như động lực và phương pháp tái tạo năng lượng.
Theo nghiên cứu, ước tính người hướng ngoại chiếm 50 - 74% dân số hiện đại. Không thể phủ nhận, đây chính là những nhân tố kích thích sự tiến bộ của xã hội. Họ tập trung hướng tới môi trường, hoạt động và những người xung quanh họ, đặc biệt phù hợp với những công việc có nhịp độ nhanh, như chính trị, giảng dạy và bán hàng. Người hướng ngoại học hỏi bằng cách giao tiếp để giải quyết mọi ý tưởng và vấn đề. Giải quyết nhiều việc một lúc không phải là khó khăn với họ. Tiêu biểu nhất cho những người hướng ngoại thành công phải kể đến Oprah Winfrey - người dẫn chương trình đối thoại trên truyền hình và là nhà xuất bản tạp chí, cũng từng đoạt giải Emmy dành cho người Mỹ gốc Phi.
16 - 50% dân số là những người hướng nội, những người phải dành rất nhiều thời gian cho riêng mình mới có thể có năng lượng sống. Người hướng nội thích dành thời gian một mình hoặc trong các nhóm nhỏ, dễ bị choáng ngợp trong các tình huống mới hoặc trong các nhóm đông người. Họ thích tập trung vào một nhiệm vụ tại một thời điểm và quan sát tình huống kĩ càng trước khi nhảy vào giải quyết.
Sự khác biệt này là do cấu tạo khác biệt giữa não bộ của người hướng nội và hướng ngoại. Phần trước của bộ não người hướng nội là nơi hoạt động mạnh nhất và được kích thích bởi các hoạt động riêng lẻ, trong khi phần sau của bộ não người hướng ngoại hoạt động mạnh nhất. Ngoài ra, một chất có tên là dopamine sẽ được bộ não giải phóng bất cứ khi nào chúng ta trải nghiệm tích cực. Người hướng ngoại cần nhiều dopamine hơn để cảm nhận được hiệu quả, trong khi người hướng nội có ngưỡng dopamine thấp. Họ không cần phải có nhiều sự kích thích để cảm thấy được vui vẻ hay thỏa mãn trong công việc.
Hướng Nội và Hướng Ngoại - Ai hạnh phúc hơn?
Các vấn đề chủ yếu phát sinh khi một người hướng nội và hướng ngoại buộc phải tương tác với nhau. Người hướng nội có thể xem người hướng ngoại là hách dịch và hống hách, trong khi người hướng ngoại có thể xem người hướng nội là kém cỏi hoặc nhút nhát. Trên thực tế, sự nhút nhát là một đặc điểm thường được sử dụng để mô tả người hướng nội, nhưng cả hai loại tính cách đều có thể trở thành kẻ nhút nhát tùy vào hoàn cảnh. Bởi thực chất, nhút nhát là một cảm giác khó chịu hoặc lo lắng khi một người không có đủ kinh nghiệm trong các tình huống xã hội. Không giống như người hướng nội, những người thích kích thích xã hội ít hơn, những người nhút nhát thường khao khát giao tiếp xã hội, nhưng tránh điều đó vì sợ bị chỉ trích hoặc từ chối.
Vậy kiểu tính cách nào có lợi thế thực sự trong công việc, hướng ngoại hay hướng nội? Kết quả khá bất ngờ cho thấy, công việc sẽ trở nên tốt nhất khi người hướng ngoại và người hướng nội hợp tác. Steve Jobs, một người hướng ngoại điển hình, đã hợp tác với người hướng nội Steve Wozniak để đồng sáng lập Apple Inc, chính là ví dụ hoàn hảo cho điều này.
Chính vì thế, không thể có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi người hướng ngoại hay người hướng nội hạnh phúc hơn. Các nghiên cứu hiện tại luôn cho thấy tỷ lệ người hướng ngoại có chỉ số hạnh phúc cao hơn so với người hướng nội. Tuy nhiên, nhiều thử nghiệm trong số này đo lường mức độ hạnh phúc khi tham gia các hoạt động như giao tiếp xã hội và tương tác với thế giới bên ngoài, lại cho thấy người hướng nội dễ ổn định cảm xúc và biết cách làm bản thân thoải mái hơn.
Yếu tố văn hóa cũng ảnh hưởng đến mức độ hạnh phúc của người hướng ngoại và người hướng nội. Nhiều nền văn hóa phương Tây có xu hướng thiên về tính cách hướng ngoại, những người hành động nhanh chóng, tỏ ra thân thiện và hướng ngoại. Chính vì thế, người hướng nội ở đây thường cảm thấy áp lực, dẫn đến sự lo lắng hoặc lòng tự trọng bị hạ thấp.
Trong khi đó, phần lớn các nền văn hóa phương Đông có xu hướng khuyến khích con người hướng nội hơn, trầm tính và có vẻ thanh thản trước mọi sự hơn. Những người hướng nội trong những nền văn hóa này sẽ không có cảm giác bị kỳ thị và vì thế họ càng chấp nhận tính cách vốn có của mình.
Rõ ràng, chìa khóa nằm ở sự tự ý thức về mục đích sống, sự chấp nhận bản thân và sự giúp đỡ về mặt xã hội, thì cả hai loại tính cách này đều có thể tìm thấy hạnh phúc đích thực.