- Trang chủ
- > Sách
- > Kỹ năng sống
- > Khi bạn ngừng giải thích với người khác, đó là lúc bạn chiến thắng tất cả
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
Khi bạn ngừng giải thích với người khác, đó là lúc bạn chiến thắng tất cả
- Tác giả:
- Thể loại: Kỹ năng sống
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 01/01/1970
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Khi bạn biết giải thích là lời nói vô nghĩa nhất thế gian, bạn đã chiến thắng tất cả miệng lưỡi đàm tiếu và ánh mắt nhòm ngó của người đời.
Điều quan trọng nhất trên đời chính là được sống cuộc đời của mình theo cách riêng của mỗi người. Khi bạn dám chọn sống thật với bản thân và dám làm những gì mình muốn, bỏ ngoài tai đàm tiếu miệng đời, đó cũng là lúc bạn chiến thắng cả cuộc đời của chính mình.
Nếu một người luôn muốn giải thích, muốn chứng minh với người khác, họ đã đi lạc trong nỗi ám ảnh của chính mình. Tại sao chúng ta lại phải bận tâm tới suy nghĩ và lời nói của người khác đến nỗi ảnh hưởng tới cuộc sống của mình như vậy? Đừng giải thích nữa, hãy để thời gian là câu trả lời.
Không chứng minh gì cả, bạn là người chiến thắng
Chuyện kể rằng có một anh tài xế chở bệnh nhân tâm thần cho bệnh viện tâm thần. Trong một lần đưa đón, anh ta để lạc mất ba bệnh nhân do sai sót. Vì để bảo toàn công việc của mình, anh ta đã lái đến trạm xe bus gần đó rồi mời chào chở miễn phí cho những ai về cùng đường. Nhờ thế, anh lừa được ba người hoàn toàn bình thường lên xe rồi chở thẳng vào bệnh viện.
Và sau cùng, trải qua rất nhiều nỗ lực, ba người họ mới có thể thoát khỏi trại tâm thần. Khi họ được rời đi, các phóng viên biết chuyện mới đến mời phỏng vấn để tìm hiểu thực hư ra sao. Phóng viên đã hỏi cả 3 người: Khi anh bị đưa vào trại tâm thần, anh đã dùng cách nào để tự giải cứu mình?
Anh chàng định luật học trả lời: Tôi nghĩ, tôi phải ra khỏi đó bằng mọi giá, tôi cần chứng minh bản thân mình không có bệnh.
Phóng viên: Anh chứng minh bằng cách nào?
Anh chàng định luật học: Tôi nói: "Trái đất này hình cầu", đây là một chân lý hiển nhiên. Tôi nghĩ người nói lời chân lý ắt không thể nào là người mắc bệnh tâm thần được đúng không?
Phóng viên: Vậy anh đã thành công?
Anh chàng định luật học: Không, khi tôi nói câu này đến lần thứ 14 thì nhân viên y tá liền chích cho tôi một mũi an thần vào mông.
Đến phiên anh chàng chuyên gia xã hội học: Tôi nói với các bác sĩ và nhân viên y tá ở đó rằng tôi là một chuyên gia xã hội học. Tôi nói tôi biết cựu tổng thống Mỹ là Bill Clinton, còn cựu thủ tướng Anh là Tony Blair, khi tôi kể đến tận các đảo ở Nam Thái Bình Dương thì bọn họ cũng tiêm cho tôi một mũi. Sau đó tôi không còn dám nói gì nữa.
Phóng viên: Vậy là anh chàng nông dân cuối cùng đã cứu mọi người, nhưng bằng cách nào?
Anh chàng chuyên gia xã hội học trả lời: Sau khi cậu ta vào đó, cậu ta không nói gì cả, đến lúc ăn cơm thì cậu ta ăn, đến lúc đi ngủ thì cậu ta ngủ. Khi y tá giúp cậu ta cạo râu thì cậu ta cảm ơn, đến ngày thứ 28 thì cậu ta được thả ra khỏi trại tâm thần rồi đi báo cảnh sát để cứu bọn tôi.
Sau cuộc phỏng vấn, phóng viên đã cảm thán rằng: "Một người bình thường mà muốn chứng minh mình là người bình thường quả là khó phi thường. Có lẽ chỉ người không chứng minh mình là người bình thường mới là bình thường".
Khóc lóc thanh minh chỉ biến bản thân thành kẻ thua cuộc
Ban đầu, bất kỳ ai bị hiểu lầm đều có mong muốn giải thích, hi vọng có thể làm sáng tỏ hiểu lầm đó với mọi người. Đó cũng là nỗi sợ hãi khi bị người ta xúc phạm, bị gièm pha, sợ cảm giác bị đàm tiếu và cô lập. Rất nhiều người không chịu được nỗi sợ ấy và trở nên nhạy cảm với ánh mắt người đời. Nhưng khi thời gian qua đi, họ sẽ nhận ra điều đó hoàn toàn không cần thiết vì sau hiểu lầm này sẽ lại có những hiểu lầm khác, họ có thể giải thích được mãi không? Tốt nhất là đừng vội biện minh bất cứ điều gì. Thay vì nói quá nhiều, chúng ta chỉ nên mở miệng một vài năm và biết cách im lặng hàng thập kỷ. Thời gian sẽ đưa ra câu trả lời tốt nhất.
Bên cạnh đó, những lời thanh minh, giải thích, thậm chí khóc lóc tâm sự, còn khiến chúng ta rơi vào thế yếu và bị người khác thương hại. Thay vì làm điều đó, sao không chọn cho mình niềm kiêu hãnh của kẻ mạnh và khiến người xung quanh phải ngước nhìn? Thay vì sợ mình không đủ tốt trong mắt người ngoài, chúng ta nên sợ mình đang lãng phí thời gian quý báu, làm ảnh hưởng sự tập trung hay mất cảm giác ngon miệng của bữa tối nay thì hơn.
Cuộc sống thực sự không cần nhiều lời giải thích. Nhân gian muôn màu, nhân sinh thì muôn dạng. Vậy nên làm người không nhất thiết phải giải thích bản thân mình cho người khác. Bởi người hiểu mình thì không cần giải thích, còn kẻ không hiểu thì giải thích cũng bằng không. Từ giờ trở đi, bạn hãy học cách sống theo đúng ý mình và dành thời gian cho những điều mình muốn, bỏ ngoài tai định kiến của người ngoài.
Ngừng giải thích với người khác và hãy sống đúng với bản thân! Chỉ có cách này, chúng ta mới có thể tự hào nói rằng cuộc sống đáng giá biết bao. Chúng ta sẽ là người chiến thắng duy nhất trong cuộc đời của chính mình.