• Trang chủ
  • > Sách
  • > Khởi nghiệp
  • > Khởi nghiệp - VÌ SAO CHƯA KHỞI XONG ĐÃ....SẠT NGHIỆP?
    • Cỡ chử:
    • - Nhỏ
    • + Lớn
Khởi nghiệp - VÌ SAO CHƯA KHỞI XONG ĐÃ....SẠT NGHIỆP?

Khởi nghiệp - VÌ SAO CHƯA KHỞI XONG ĐÃ....SẠT NGHIỆP?

  • Tác giả:
  • Thể loại: Khởi nghiệp
  • Nguồn: Internet
  • Ngày cập nhật: 09/06/2017
  • Lưu vào tủ sách của tôi icon_star
  • Chia sẽ:
Khởi nghiệp không đơn giản là hiện thực hóa những ý tưởng mà chúng ta nghĩ ra để xây dựng sự nghiệp cho chính mình, khởi nghiệp không đơn thuần bằng việc bắt tay vào thực hiện những công việc với tất cả sự đam mê là được!

Khởi nghiệp vốn dĩ không đơn giản bởi không phải cứ làm việc kiếm tiền là khởi nghiệp. Người khởi nghiệp không phải chỉ với đam mê công việc mà cần có tinh thần của người dám đương đầu với thử thách, dám đánh đổi, chấp nhận phải đối mặt với rủi ro!
Với nhiều người trong chúng ta thì tinh thần cần có ấy của người khởi cũng đâu đến nỗi quá khó phải không? bởi chung quy lại là chỉ cần có đam mê và quyết tâm cho sự nghiệp mà mình đã chọn! Không! không đơn giản như thế!, bởi ai trong chúng ta cũng nghĩ đến thành công, và khởi nghiệp là để thành công. Tuy nhiên, một sự thật phũ phàng là tỷ lệ khởi nghiệp thành công rất thấp và điều đó có nghĩa là đa phần đều thất bại và.....sạt nghiệp! Câu hỏi đặt ra là vì sao lại thất bại? nguyên nhân do đâu? Những câu trả lời rõ ràng cho những nguyên nhân thường gặp trong số đó sẽ phần nào giúp gia tăng lên tỷ lệ khởi nghiệp thành công hoặc ít nhất cũng là những điều cần đáng lưu tâm cho những ai chuẩn bị bước vào con đường khởi nghiệp!


1. Ý TƯỞNG XA VỚI HIỆN THỰC HÓA
Đôi khi chỉ với tách ly cafe đắng vào buổi sớm hoặc khi một mình tỉnh mịt giữa đêm khuya bổng nẩy ra một ý tưởng. Một ý tưởng sơ khai chưa được xem xét với góc nhìn đa chiều cùng với suy nghĩ chủ quan của người nghĩ ra. Người có ý tưởng mới chỉ nhìn vào tiềm năng bên cạnh mục tiêu trọng tâm chưa thực sự đúng. Tuy vậy với sự tự tin và hứng thú cao độ với ý tưởng độc đáo của chính mình là sự thôi thúc việc nhanh chóng bắt tay vào thực hiện ý tưởng thậm chí với hi vọng là mình sẽ nhanh chóng làm chủ được cả một 'đại dương xanh' ấy. Thế nhưng, mọi thứ lại không như ta nghĩ, khi triển khai vào thực tế thì ý tưởng đó lại không đơn giản như vậy, để thực hiện ý tưởng đó vào thực tế thì còn nhiều vấn đề phải giải quyết hoặc chưa tìm ra được giải pháp tại thời điểm đó, thậm chí nếu xem xét đầy đủ thì lý do để sản phẩm hoặc dịch vụ đó được thị trường chấp nhận chưa đủ thuyết phục. Cái "đại dương xanh" ban đầu trong ý nghĩ và mơ ước ấy thực tế lại làm một "đại dương đỏ" đầy khắt nghiệt vừa nhận ra được. Ở giai đoạn này, việc kịp nhận ra mọi thứ không như ban đầu cho thấy rằng ta đã thất bại trong việc hiện thực hóa ý tưởng, nhưng xem ra còn may mắn bởi tổn thất chưa nhiều do việc đầu tư cho ý tưởng đó còn ở mức sơ khai. Chỉ là vỡ mộng!


2. THIẾU SỰ CHUẨN BỊ
Nhiều ý kiến cho rằng phải thực tế, phải bắt tay vào làm mới thấy được cái nào phù hợp và cái nào không phù hợp mà sửa đổi và hoàn thiện. Điều này rất tốt nhưng do hiểu sai nên đôi khi chúng ta phải trả đắt. Nếu xem xét cho kỹ thì điều đúng là chúng ta cần phải đi vào thực tế. Vấn đề ở đây là đúng nhưng đủ. Điều quan trọng là trước khi đi vào thực tế thì chúng ta cần phải có sự chuẩn bị, phải có sự định hướng rõ, và kế hoạch cụ thể cho các mục công việc: Từ thứ tự thực hiện công việc đến các vấn đề liên quan cùng với thời lượng tổ chức công việc cho từng hạng mục đó. Việc này rất quan trọng, bởi nếu không có sự chuẩn bị tốt thì chúng ta không kiểm soát được rằng chúng ta sẽ làm những gì, việc gì cần làm trước việc gì cần làm sau để mang lại hiệu quả tốt. Không có kế hoạch rõ ràng thì đôi khi hiệu quả không có mà còn mang đến cho chúng ta những hậu quả không lường trước được. Nhớ rằng: "Thất bại trong sự chuẩn bị là chuẩn bị cho sự thất bại!"


3. THIẾU SỰ PHÂN TÍCH ĐẦY ĐỦ
Từ việc có ý tưởng, nhanh chóng bắt tay vào làm sản phẩm hoặc dịch vụ rồi mang ra thị trường để cung ứng và mang doanh thu về và thế là thành công sẽ đến với ta vẫn là suy nghĩ của không ít các start-up thiếu trải nghiệm. Thật ra đó chính là cách làm để đi đến sạt nghiệp nhanh nhất!
Một ý tưởng tốt chỉ là tiền đề cho khởi nghiệp, từ ý tưởng và sự chuẩn bị cho kế hoach hành động chỉ là các công việc bắt tay vào việc hiện thực hóa ý tưởng một cách tổng quan. Để cụ thể hóa và đạt hiệu quả công việc cần có sự phân tích đầy đủ. Cần hiểu rõ về thị trường: từ quy mô thị trường, phân khúc thị trường, thị trường mục tiêu và định vị rõ ràng vị thế của mình thì mới có kế hoạch hành động phù hợp. Tất cả đều cần phải có sự phân tích cặn kẽ và tương ứng với sự chuẩn bị đầy đủ!


4. KHÔNG BÁM SÁT MỤC TIÊU - GIÁ TRỊ CỐT LÕI
Những chiến lược được lập ra rất đúng hướng, kế hoạch hành động được lập ra rất tốt nhưng việc thực thi kế hoạch lại không tốt bởi người thực thi và quản trị quên mất việc bám sát mục tiêu, quên tập trung vào giá trị cốt lõi để thực hiện hoặc việc kế hoạch bị vỡ do không thực thi nghiêm túc theo thời lượng được đưa ra trước đó.
Vấn đề thường hay gặp phải là có đặt mục tiêu và kế hoạch hành động cho mục tiêu ấy nhưng đôi khi kế hoạch hành động cho mục tiêu ấy lại không được thực hiện theo đúng lịch trình mà thông thường là do sự trì hoãn một phần hoặc thậm chí là toàn phần.
Sự trì hoãn hầu như đều có trong hầu hết mỗi người. Có những trì hoãn làm ảnh hưởng trong ngắn hạn có ảnh hưởng đến một vài hạng mục công việc kế tiếp có liên quan nào đó. Tuy nhiên lại có những trì hoãn làm phá vỡ và gây nên thất bại vô cùng khủng khiếp.
Mỗi chúng ta không thể xem thường điều này, bởi những lỗ hỏng nhỏ tiềm ẩn của con tàu lại là nguyên do nguy hiểm mà vốn dĩ chúng ta thường hay xem thường bỏ qua, lại có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng thậm chí làm đắm chìm cả con tàu đồ sộ.


5. KHÔNG CÓ CHIẾN LƯỢC PHÙ HỢP CHO TỪNG THỜI KỲ
Không phải chỉ cứ luôn thực hiện các hoạt động kinh doanh một cách đều đều trong suốt một gian mà không cần thay đổi. Không khó thấy có nhiều start-up đã có những thành công bước đầu, mở rộng được qui mô kinh doanh mở một mức độ nào đó, sau đó bổng nhiên ngã đổ. Bởi "Bộ máy mà doanh nghiệp đang hoạt động, cách thức vận hành của doanh nghiệp" không còn phù hợp nữa!.
Mỗi một thời kỳ kinh doanh của doanh nghiệp có những đặc điểm và sự ảnh hưởng khác nhau và vì thế mỗi một giai đoạn ấy cần có một chiến lược phù hợp. Điều đó mới giúp doanh nghiệp chủ động được trong việc vận hành, cải tiến và phát triển.
Thời điểm để chúng ta thực thi các chiến lược phù hợp là một điểm rất quan trọng cần lưu ý. Dễ nhìn thấy nhất là trong thể thao để đạt được thành tích thì phải chọn thời điểm và kế hoạch để có điểm rơi phong độ tốt nhất để có đấu pháp phù hợp với đối thủ. Hầu như trong mọi lĩnh vực khác và trong kinh doanh cũng không ngoại lệ, việc đưa ra chiến lược cụ thể vào thời điểm thích hợp sẽ thúc đẩy khả năng thành công. Ngược lại việc áp dụng chiến lược quá sớm hoặc quá muộn đều có ảnh hưởng đến hiệu quả của mục tiêu đề ra thập chí phải trả giá đắt!
P/S: Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả về câu chuyện khởi nghiệp và những lý do gây thất bại. Sẽ rất cần những thông tin đóng góp thêm cho đầy đủ... :)

Bạn nên đọc
Quảng cáo