- Trang chủ
- > Sách
- > Tản mạn
- > Khơi nguồn sáng tạo
- Cỡ chử:
- - Nhỏ
- + Lớn
Khơi nguồn sáng tạo
- Tác giả:
- Thể loại: Tản mạn
- Nguồn:
- Ngày cập nhật: 01/01/1970
- Lưu vào tủ sách của tôi
- Chia sẽ:
Làm thế nào để sáng tạo hơn trong công việc? Sáng tạo không khó như bạn nghĩ.
Những ý tưởng sáng tạo không phải là bẩm sinh, bạn cần gieo trồng chúng thường xuyên. Chỉ với 4 chiến lược dưới đây, bạn có thể mở cánh cửa tới thế giới của sáng tạo và sáng kiến mới. Cùng mở nhé!
1. Biến sáng tạo thành thói quen mỗi ngày
Sáng tạo không phải là việc một sớm một chiều hay có thể làm ngay trong một lúc. Đó là lý do tại sao nhiều nhà văn ngồi xuống bàn làm việc vào mỗi sáng và không đi ngủ cho đến khi hoàn thành xong một chương hay số lượng chữ nhất định. Bí quyết duy nhất của họ là họ làm điều đó mỗi ngày. Điều bạn cần làm ngay: Dành một không gian trong nhà và lên lịch để bộ não sáng tạo.
2. Đừng ngại bắt chước
Những bức tranh đầu tiên của danh họa Picasso được lấy cảm hứng từ tác phẩm của họa sĩ người Pháp PaulCézanne. Không ít ngôi sao nhạc pop không ngần ngại cho biết mình được truyền cảm hứng từ nữ ca sĩ Madonna. Nếu muốn làm bất cứ điều gì, bạn có thể tìm xem những người nổi tiếng nào đã làm điều tương tự trước đó và học hỏi, thậm chí bắt chước họ. Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng điều này sẽ giúp bạn tìm ra con đường của riêng mình.
3. Hẹn hò với một nhóm bạn sáng tạo
Bạn sẽ ăn uống lạnh mạnh và tập thể dục chăm chỉ hơn khi kết bạn với những người có lối sống khỏe mạnh. Bạn sẽ nhìn thấy thế giới tươi sáng hơn khi những người xung quanh bạn luôn suy nghĩ lạc quan. Óc sáng tạo cũng tương tự. Khi tiếp xúc nhiều với những người tiếp cận cuộc sống một cách đầy sáng tạo, dĩ nhiên bạn cũng lây lan và giàu trí tưởng tượng. Do đó, kết bạn với những người kích thích bạn luôn đổi mới và nhìn nhận mọi thứ xung quanh theo cách thú vị hơn nhé.
4. Chấp nhận những ý tưởng mới không hay ho ngay vào lần đầu tiên
Có những lúc bạn ngồi đối diện với máy tính và không ngừng lo lắng, thậm chí stress vì “bí” ý tưởng cho dự án mới. Tuy nhiên, những ý nghĩ tự phá hoại đó không gì khác hơn là chặn đường óc sáng tạo. Thay vào đó, vào những lúc như vậy, bạn cứ việc viết và tự nhủ: Nếu không hay sẽ viết lại sau. Các nhà khoa học cho biết óc sáng tạo là một quá trình lặp đi lặp lại nhằm làm bạn tiến xa hơn. Lần tới, khi những suy nghĩ từ bên trong phê phán bạn không đủ thực lực để làm, làm theo cách này nhé: Đối diện với nỗi sợ đó bằng cách tự khẳng định sai thì sửa và mình sẽ giỏi hơn nếu cứ tiếp tục.